Đắk G'Long nỗ lực thoát nghèo từ máy vi tính và Internet

Công nghệ được kỳ vọng trở thành một công cụ giúp cải thiện cuộc sống cho những người dân vùng dân tộc thiểu số lần đầu tiếp xúc với máy tính.

Huyện Đắk G'Long (tỉnh Đắk Nông) là một trong số những địa phương có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn so với tổng dân số. Theo thống kê gần đây, toàn huyện có khoảng 37.000 lao động, chiếm trên 50% dân số của huyện, thuộc nhiều dân tộc như Mạ, MNông, Mường, Cho ro, Hoa, Mông, Ê đê, Co, Tày, Nùng, Thái, Kinh… Thế nhưng, chỉ có khoảng 8% số lao động được đào tạo. 

Mùa nào nghề đó

Số lao động còn lại, phần lớn vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo (kể cả trình độ sơ cấp), chủ yếu gắn với sản xuất nông nghiệp truyền thống. Đặc biệt, một bộ phận lớn là lao động trẻ, người đồng bào dân tộc thiểu số di dân tự do từ phía Bắc vào, sinh sống tập trung trong vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Lãnh đạo UBND huyện Đắk G'Long cho biết, phần lớn lao động tại địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp, "mùa nào thì làm nghề đó". Nếu ở nhà hết việc họ sẽ đi lên rừng hái măng hoặc hái chuối rừng chứ rất ít khi đi địa phương khác để làm ăn. 

Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là do người dân  Đắk G'Long sống ở vùng sâu, đời sống khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu,... khiến cho sự học của hàng trăm ở đây rất bấp bênh. Mặc dù chính quyền, thầy cô đã nỗ lực đến tận thôn buôn, vào từng nhà vận động và nghĩ ra nhiều cách để giữ chân học trò, song hành trình tìm con chữ của trẻ em nghèo nơi đây vẫn còn gian nan. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên biên chế còn thiếu và cơ sở vật chất yếu khiến địa phương không có đủ trường, lớp.

Ngoài ra, địa hình chia cắt mạnh bởi đồi núi và sông, suối khiến giao thông, kết nối giao thương của người dân gặp nhiều khó khăn. 

Đào tạo nghề từ nhu cầu của người lao động

Những năm qua, huyện Đắk Glong đã chú trọng mở nhiều lớp dạy nghề nhằm góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho người dân dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc tự phát triển sản xuất, kinh doanh, gia tăng hiệu quả kinh tế cho bản thân, gia đình.

Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Glong, hằng năm, chương trình đào tạo nghề ở địa phương đều trải qua công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động. Từ đó, cơ quan chức năng sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo sát với tình hình thực tế và nhu cầu đào tạo nghề của từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tránh tình trạng đào tạo tràn lan không có định hướng.

Do đó, huyện Đắk G’long là một trong số ít địa phương của tỉnh Đắk Nông triển khai hiệu quả các lớp học nghề, thu hút nhiều học viên đồng bào dân tộc thiểu số.  Đây là cơ hội giúp người dân thoát nghèo, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo, thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Năm 2023, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Glong đã tổ chức khai giảng, đào tạo nghề cho 12 lớp với 377 học viên tham gia.

giảm nghèo.jpg
Đắk G'long chú trọng công tác đào tạo nghề để thoát nghèo. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trong đó, các ngành nghề được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Glong đào tạo bao gồm: Trồng trọt - Bảo vệ thực vật có 97 học viên; Chăn nuôi - Thú y có 86 học viên; Dệt thổ cẩm có 57 học viên; Tin học Văn phòng có 137 học viên.

Trong số các học viên của lớp Tin học văn phòng,  chị H’Dê (39 tuổi, ngụ xã Quảng Khê, huyện Đắk G'long) lại là học viên lớn tuổi nhất, chăm chỉ nhất khi không nghỉ một buổi học nào bởi  cảm nhận được rất nhiều niềm vui trước màn hình máy tính.

Chị H’Dê nói, trước đây chỉ được thấy máy vi tính trên tivi chứ chưa có cơ hội được tận tay sử dụng. Chính sự tò mò đã thôi thúc nữ học viên này đăng ký tham gia học nghề tin học.

“Mục đích ban đầu chỉ là đi học để biết sử dụng máy tính, lên mạng nhưng bây giờ tôi có thể sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản, đọc tài liệu nông nghiệp, mở mang thêm kiến thức”, chị H’Dê chia sẻ.

Với những giải pháp đồng bộ, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đắk G’long được dự đoán sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thúc đẩy kinh tế, xã hội, giảm nghèo tại địa phương.

Tuệ Nhi

Thanh Nga và nhóm PV, BTV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.