Chung tay xóa nhà tạm cho hộ nghèo ở Sơn La

Tại Sơn La, với sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung tay ủng hộ của cộng đồng, hàng trăm ngôi nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Mai Sơn đã được xây mới.

Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ được triển khai theo chương trình làm nhà cho hộ nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Từng địa phương có những phương án thực hiện, cách huy động nguồn lực, kêu gọi hỗ trợ khác nhau. 

Xây mới hàng trăm căn nhà ở huyện Mai Sơn

Tại Sơn La, với sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung tay ủng hộ của cộng đồng, hàng trăm ngôi nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Mai Sơn đã được xây mới, giúp các hộ nghèo có cuộc sống ổn định hơn, từ đó vươn lên thoát nghèo. 

Gia đình bà Vì Thị Khùng (82 tuổi, ở bản Nghịu Ten, xã Chiềng Chung) nhiều năm qua sống trong căn nhà dột nát, mỗi khi mưa gió lại nơm nớp lo sợ nhà đổ. Đầu năm 2023, gia đình bà Khùng được huyện Mai Sơn hỗ trợ 20 triệu đồng. Cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, họ hàng, dân bản, bà xây được ngôi nhà với diện tích 54m2, đảm bảo đủ tiêu chí “ba cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng).

Bà Vì Thị Khùng xúc động chia sẻ bản thân chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có căn nhà đẹp, chắc chắn như hiện nay. Người phụ nữ này cũng bày tỏ sự cảm ơn khi được Đảng, Nhà nước và bà con trong bản chăm lo làm căn nhà mới, để yên tâm sinh sống.

Từ đầu năm đến nay, xã Chiềng Chung đã thực hiện hỗ trợ xóa được 8 nhà tạm. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm xã phấn đấu xóa thêm 6 nhà tạm.

W-giam-ngh232o-ben-vung.jpg
Các địa phương tích cực triển khai các giải pháp về giảm nghèo bền vững. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tại xã Chiềng Chăn, từ đầu năm đến nay, xã xóa được 9 nhà tạm. Ông Lèo Văn Hưởng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, cho biết: "Cùng với kinh phí hỗ trợ, xã tổ chức các cuộc họp vận động nhân dân đóng góp vật liệu xây dựng, ngày công lao động, vì vậy, kinh phí làm một căn nhà theo đúng tiêu chí 3 cứng giảm, chỉ còn ở mức từ 50-100 triệu đồng, giúp các hộ nghèo có điều kiện xây được nhà ở kiên cố".

Phong trào chung tay xóa nhà tạm được huyện Mai Sơn triển khai từ năm 2022, hỗ trợ xây mới tổng cộng 351 căn nhà cho hộ nghèo trên địa bàn 21 xã.

Hiện nay, huyện Mai Sơn còn 1.233 nhà tạm, nhà dột nát; trong đó, có 296 hộ đặc biệt khó khăn là những hộ đơn thân, người cao tuổi, bệnh tật hiểm nghèo, mất khả năng lao động. Huyện phấn đấu trong quý IV/2023  hoàn thành xóa 296 nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo.

Nỗ lực của Bắc Yên

Huyện Bắc Yên có 313 hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở. Để thực hiện chương trình, huyện Bắc Yên đã ban hành các Quyết định, kế hoạch về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện; tiến hành phê duyệt danh sách; thành lập các tổ công tác trực tiếp phối hợp với các xã đến từng hộ gia đình rà soát, thẩm định nhằm đảm bảo công khai, công bằng và minh bạch, đúng đối tượng.

Tính đến cuối năm 2022, huyện Bắc Yên đã hoàn thành xóa 313 nhà tạm, diện tích sử dụng từ 30-100m2, đảm bảo theo tiêu chuẩn 3 cứng. Tổng kinh phí huy động trên 20 tỷ đồng, trong đó, kinh phí gia đình đóng góp trên 11 tỷ đồng, các nhà tài trợ, nhà hảo tâm hỗ trợ gần 7 tỷ đồng, còn lại là từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay chính sách khác. Nhà ở ổn định góp phần giúp những hộ nghèo có thêm động lực, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Anh Mùa A Chống (bản Suối Háo, xã Hồng Ngài) chia sẻ: “Gia đình tôi khó khăn, nhà dột nát. Nhờ có sự hỗ trợ giúp đỡ của Đảng, Nhà nước xây cho căn nhà mới kiên cố rồi, gia đình yên tâm hơn trong lao động sản xuất”.

Để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Bắc Yên cũng đẩy mạnh triển khai cho vay các nguồn vốn chính sách ưu đãi, hỗ trợ người dân có thêm tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân hàng năm ở mức trên 4%, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn trên 32%; 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế; 81% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về nhà ở trên địa bàn huyện được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở... Những kết quả này sẽ là động lực để Bắc Yên tiếp tục triển khai các giải pháp về giảm nghèo bền vững.

Hà Thu

Văn Điệp và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.