Bắc Hà (Lào Cai) quan tâm cải thiện dinh dưỡng cho trẻ vùng cao

Công tác chăm sóc sức khỏe, phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em luôn được huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm thông qua việc nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bà mẹ ngay tại cộng đồng.

Thực tế tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, rất ít các gia đình quan tâm đến dinh dưỡng cho trẻ em trong bữa ăn. Bên cạnh đó, do kinh tế khó khăn, nhiều hộ gia đình không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. 

Vì vậy, khắc phục thực trạng trên, thời gian qua, các cán bộ y tế tại đây đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để tăng cường nâng cao tầm vóc, thể trạng cho trẻ em.

Theo đó, các cán bộ y tế đã có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi để giúp các bậc cha mẹ nắm bắt cụ thể, hướng dẫn chi tiết cách chế biến thức ăn cho trẻ từ những loại thực phẩm có sẵn tại địa phương. 

Bên cạnh đó, các cán bộ y tế cũng triển khai các hoạt động y tế chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ, phụ nữ mang thai. Từ đó, làm thay đổi nhận thức của họ trong việc chủ động khám, chăm sóc sức khỏe khi mang thai và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Số phụ nữ có thai được khám, tư vấn thai nghén và chăm sóc thai tại các trạm y tế xã đạt trên 90%. 

Hàng năm, có hàng nghìn lượt bà mẹ được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ; trên 80% trẻ dưới 2 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng. Các phụ nữ có con dưới 2 tuổi và người chăm sóc trẻ được tuyên truyền, giáo dục về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là kỹ năng chuẩn bị bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng tại nhà. 

Trạm y tế xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà thực hiện truyền thông tư vấn chế độ dinh dưỡng cho trẻ 0 - 6 tuổi.

Tham gia một buổi sinh hoạt của các thành viên Câu lạc bộ “Cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng" thôn San Sả Hồ, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, chị Thào Thi Mai cho hay, chị và nhiều phụ nữ khác đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về cách tô màu bát bột cho trẻ, cách chăm sóc trẻ đúng phương pháp khoa học, biết theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ. 

“Bình thường ở nhà tôi vẫn tự nấu cháo hay nấu cơm cho con ăn nhưng chưa biết cách kết hợp các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tham gia buổi sinh hoạt này, được cán bộ về hướng dẫn nên tôi đã biết cách tăng cường dinh dưỡng cho suất ăn để con phát triển tốt hơn...”, chị Mai tâm sự.

Từng bước giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho người dân giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 để chăm sóc tốt nhất cho các con. 

Đồng thời, tiến hành kiểm tra định kỳ hàng quý tại các xã để có những kết quả chính xác nhất; phối hợp với các nhà trường thực hiện các chương trình cải thiện bữa ăn cho học sinh. Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy các bà mẹ thực hiện bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ. 

Trong thời gian tới, để công tác phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt kết quả khả quan cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. 

Chị Hoàng Thị Dung, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thải Giàng Phố cho biết: “Chúng tôi thường xuyên huy động các nhóm phụ nữ nòng cốt đi tuyên truyền, vận động các chị em trong thôn, xóm có con dưới 6 tháng tuổi tham gia các buổi tập huấn về dinh dưỡng ở các câu lạc bộ tại địa phương để có thể tiếp thu được các kiến thức về cách chăm sóc trỏ nhỏ...”

Tính đến nay, huyện Bắc Hà đã triển khai xây dựng được 6 mô hình Câu lạc bộ "Cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng" tại 6 xã là Bản Phố, Nậm Đét, Nậm Mòn, Cốc Lầu, Thải Giàng Phố và Bản Liền. 

Để tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 26,7% theo tiêu chí y tế trong Bộ tiêu chí về nông thôn mới, ngành y tế huyện Bắc Hà đã có nhiều giải pháp, đặc biệt là thông qua thực hiện mô hình “Cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng”. 

Bà Dương Thị Nguyệt, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bắc Hà khẳng định, “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ nhỏ ở các xã bằng các sản phẩm sẵn có ở địa phương như đậu tương rang và gạo để nghiền bột cho trẻ ăn bổ sung hợp lý. Hiện nay, chúng tôi có các cô đỡ thôn bản được đào tạo, sẵn sàng hỗ trợ các bà mẹ, phụ nữ mang thai... Thường xuyên tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng, hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ nhỏ tại cộng đồng...”

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trên địa bàn huyện Bắc Hà giảm còn 17,89%, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 27,13%. Đây là con số cho thấy quyết tâm cao của các ngành, các cấp huyện Bắc Hà trong việc nỗ lực thực hiện cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thuý Vy

Lai Châu đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội

Phụ nữ huyện Tân Uyên, Lai Châu trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Điện Biên: Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến kiến thức pháp luật tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, Phòng Dân tộc huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã có những hoạt động tuyên truyền mang lại hiệu quả cao.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023

Thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Dự án 5 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2023 hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 26 tỉnh.

Lào Cai xóa đói giảm nghèo bền vững bằng Internet

Tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tín dụng chính sách – Đòn bẩy giảm nghèo hiệu quả ở Nghệ An

Cuối tháng 9/2023, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Nghệ An đạt 12.140 tỷ đồng, cao thứ 4 toàn quốc, đạt tốc độ tăng trưởng 11,6%.

Hộ nghèo Bản Qua (Lào Cai) có nhà mới từ nguồn vốn Chương trình giảm nghèo

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trao tiền và gắn biển tượng trưng hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nghệ An: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo hiệu quả

Tại khu vực miền núi tỉnh Nghệ An, xuất khẩu lao động được xem là con đường thoát nghèo nhanh và bền vững cho người dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Ninh tăng cường hỗ trợ người dân giảm nghèo về thông tin

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm nghèo thông tin trên địa bàn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quảng Trị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chủ động thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp sớm cho học sinh dân tộc thiểu số.

Mèo Vạc (Hà Giang) đẩy mạnh giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân thực hiện các mục tiêu và Chương trình giảm nghèo bền vững.