Ưu tiên phát triển giao thông giúp huyện miền núi Quảng Ngãi giảm nghèo

Những năm qua, nhờ chú trọng đầu tư phát triển giao thông nên đời sống của người dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi dần khởi sắc.

Hạ tầng giao thông yếu kém trở thành rào cản đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo ở các huyện miền núi. Nhận thức được tầm quan trọng, thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở 5 huyện miền núi và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện các dự án đầu tư. 

Huyện miền núi Sơn Hà có hơn 70% dân số là đồng bào Hrê, cuộc sống tuy được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Những năm qua, nhờ chú trọng đầu tư phát triển giao thông nên đời sống của người dân dần khởi sắc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hàng chục kilômét đường tỉnh được láng nhựa và hàng trăm kilômét đường liên huyện, liên xã đã được cứng hóa.

Sơn Hà ưu tiên mọi nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông.

Năm 2010, cầu treo Sơn Thủy, xã Sơn Thủy, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi được xây dựng hoàn thành với số vốn đầu tư gần 2,7 tỷ đồng. Cây cầu bắc qua đôi bờ sông Re đã đem lại niềm vui lớn cho người dân nơi đây bởi bao đời nay, 300 hộ dân ở hai thôn Tà Bần và Tà Bi chỉ biết lội sông để đến trung tâm xã. Mỗi mùa mưa lũ về, học sinh đành ngậm ngùi... nghỉ học. Việc cầu treo được xây dựng kiên cố đã góp phần giúp người dân và học sinh đi lại dễ dàng.

Anh Đinh Văn Reo, thôn Tà Bi, xã Sơn Thủy chia sẻ, từ ngày có cây cầu này, anh đi làm ở các nơi được thuận tiện, con của anh đi học không cần bố mẹ đưa đón nữa. 

Năm 2022, tuyến đường bê tông từ thôn Làng Ranh về trung tâm xã Sơn Ba hoàn thành. Từ khi có đường bê tông mới, người dân thôn Làng Ranh rất phấn khởi. Việc đi lại, học hành của con em trong thôn cũng như việc vận chuyển keo, mì và các sản phẩm nông nghiệp đều thuận lợi.

Một hộ dân nơi đây chia sẻ, trước kia bà con đi lại rất khó khăn. Giờ đây Nhà nước đầu tư đường mới, việc chở hàng của bà con rất dễ dàng, thuận tiện.

Được biết, Sơn Ba là địa bàn khó khăn và cách xa trung tâm huyện. Thông qua các nguồn vốn, 7 thôn trên địa bàn xã được đầu tư các tuyến đường giao thông kết nối với tuyến đường Quốc lộ 24B. Ông Nguyễn Hoàng Phong, Chủ tịch UBND xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thôn nào có tuyến đường lầy lội, xã sẽ ưu tiên làm trước cho người dân vận chuyển hàng hóa đi lại thuận lợi. Chính nhờ làm hạ tầng nên hàng hóa được vận chuyển nhịp nhàng, liên tục, từ đó thu nhập của người dân ổn định hơn trước.

Những năm gần đây, huyện Sơn Hà đã ưu tiên mọi nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông. Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương đã kêu gọi sự đóng góp của người dân để đầu tư làm đường bê tông nông thôn. Nhờ đó, 100% tuyến đường về các xã ở huyện Sơn Hà đã được bê tông, nhựa hóa. Tuyến đường về các thôn bản cũng đã được kiên cố trên 70%.

Giao thông kết nối thuận lợi đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho người dân. Vùng nguyên liệu gỗ keo của người dân được vận chuyển thẳng đến nhà máy. Chi phí vận chuyển giảm, thu nhập của người dân tăng hơn.

Sơn Hà được xác định là trung tâm kết nối các huyện miền núi như Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long. Ðây là thuận lợi trong việc liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa bền vững ở miền núi Quảng Ngãi. Do vậy, việc đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Sơn Hà luôn được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. 

Hiện nay, ngoài các trục đường liên xã, liên huyện, tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ đầu tư tuyến cầu sông Rin, cầu Sơn Giang - Sơn Linh, các tuyến đường kết nối với các huyện miền núi khác tạo động lực tốt nhất cho Sơn Hà phát triển.

Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Đinh Thị Trà cho biết, trong 2 nhiệm kỳ đầu tư hạ tầng, tuyến đường liên thông các huyện đã thông suốt. Tuyến đường về các xã, các thôn cũng đã được đầu tư, tạo thuận lợi. Riêng tuyến cầu Sơn Giang rất quan trọng, kết nối các xã và các huyện. Đến thời điểm này đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí giao thông đều đảm bảo. 

Những con đường giao thông ở huyện miền núi Sơn Hà đã rộng mở, tạo nên sắc diện mới, mở hướng phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân nơi đây.

Trần Duy Tiến, Lê Anh Dũng, Hà Lệ Yên

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.