Ưu tiên đầu tư cho những địa bàn đặc biệt khó khăn

Xác định tiêu chí 3 khu vực là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Từ năm 1996 đến nay, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta đã có 4 lần phân định thành 3 khu vực (I, II, III) theo trình độ phát triển. Theo đó, xã khu vực III là xã đặc biệt khó khăn, xã khu vực II là xã còn khó khăn và xã khu vực I là xã bước đầu phát triển.

Tuy nhiên trong thực tế triển khai cho thấy các cách phân định cũ đã không đề cập đến tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số đã dẫn đến tình trạng, trong số các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, có bao gồm cả các xã không có hoặc có rất ít đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thực tế này đã góp phần tạo nên sự bất cập, làm cho nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc bị dàn trải, thiếu tập trung, thậm chí có xã không có đồng bào dân tộc thiểu số nhưng vẫn được thụ hưởng chính sách dân tộc.

Từ thực trạng trên, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn chưa đuổi kịp, vẫn chưa được thụ hưởng luồng gió mới mang lại từ công cuộc đổi mới của đất nước.

Để khắc phục những tồn tại này, ngày 04/6/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, Quyết định số 861/QĐ-TTg có 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu căn cứ đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Dân tộc tổng hợp, thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung danh sách các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do hoàn thành xây dựng nông thôn mới, chia tách, sáp nhập địa giới hành chính, thành lập mới hoặc hiệu chỉnh tên gọi của đơn vị hành chính theo quy định hiện hành.

Các xã khu vực III, khu vực II đã được phê duyệt nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã khu vực III, khu vực II kể từ ngày Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới có hiệu lực.

* Tiêu chí để phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025 được xác định như sau:

Xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 1 trong 2 tiêu chí sau:

1- Có tỉ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 150 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số). 

2- Có tỉ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có 1 trong các tiêu chí sau:

a- Có trên 60% tỉ lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của xã;

b- Có số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông từ 20% trở lên;

c- Số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên chiếm trên 80% tổng số lao động có việc làm;

d- Đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20 km, trong đó có trên 50% số km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê-tông.

Xã khu vực I (xã bước đầu phát triển) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg và có 1 trong 2 tiêu chí sau: 1- Có tỉ lệ hộ nghèo dưới 10%; 2- Đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Xã khu vực II (xã còn khó khăn) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là các xã còn lại sau khi đã xác định các xã khu vực III và xã khu vực I.

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, so với các lần phân định trước, lần phân định này có nhiều điểm mới, dẫn đến giảm số lượng xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; giảm số lượng xã, thôn đặc biệt khó khăn nhằm đạt mục tiêu tăng đầu tư cho những địa bàn khó khăn, người nghèo hơn, phù hợp với thực tế ngân sách và tinh thần hỗ trợ nhau cùng phát triển; là điều kiện để nâng định mức, ưu tiên đầu tư cho những địa bàn đặc biệt khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và phù hợp với điều kiện ngân sách nhà nước.

Việc xác định tiêu chí 3 khu vực cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Quang Ninh,Lê Hạnh, Huyền Sâm, Ngọc Dũng, Hà Sơn

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.