Tuyên Quang ưu tiên xây dựng hệ thống nước sạch ở vùng sâu, vùng xa

Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung ưu tiên xây dựng các công trình nước sạch ở vùng sâu, vùng xa.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đưa ra các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 06 dịch vụ: việc làm, y tế, giáo dục; nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin. Để giảm nghèo bền vững ngoài phát triển các mô hình sinh kế, các địa phương phải giải quyết những chiều thiếu hụt này. 

Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung ưu tiên xây dựng các công trình nước sạch ở vùng sâu, vùng xa. Thông qua các chương trình, dự án từ nhiều nguồn vốn khác nhau, lồng ghép chương trình... nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng và đưa vào hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Tại xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng từ đầu năm 2022 có tổng mức đầu tư hơn 6,5 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Công trình đang được Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang quản lý, vận hành, khai thác, cấp nước sạch sinh hoạt cho 3 thôn, với hơn 400 hộ dân, cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn xã.

Trước đây khi chưa có công trình nước sạch, gia đình bà Nông Thị Mai, xã Tân Tiến sử dụng nước giếng khơi. Nước giếng khơi chưa đảm bảo vệ sinh nhưng do không có nguồn nước khác nên gia đình vẫn phải sử dụng. Từ khi có công trình nước sạch của xã, bà nhận thấy chất lượng nước tốt hơn, nước trong, không mùi, không đóng cặn, đảm bảo sức khỏe hơn. 

Công trình nước sạch có ý nghĩa quan trọng để xã đạt tiêu chí trên 80% người dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh. Nhờ có công trình, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người dân được đảm bảo. Ngoài ra, công trình nước sạch đi vào hoạt động đã giúp xã hoàn thành tiêu chí về môi trường, đóng góp vào kết quả về đích nông thôn mới của xã trong năm 2022.

Công trình nước sạch xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2003. Qua quá trình vận hành, khai thác, công trình đã xuống cấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong xã. Năm 2021, từ nguồn vốn Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh nước sạch nông thôn, công trình được nâng cấp, mở rộng với công suất khai thác cung cấp 200 m3/ngày, đêm.

Ngày trước, người dân xã Thái Sơn thường sử dụng nước giếng hoặc dẫn nước từ suối về rồi trực tiếp sử dụng, chất lượng không đảm bảo vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về đường ruột, da liễu... Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được nâng cấp và đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân, tạo tiền đề cho một cộng đồng khỏe mạnh. Hiện có trên 200 hộ dân trong xã đang sử dụng nước sạch. Ngoài ra, đơn vị sẽ lắp đặt đường ống chờ để sẵn sàng đấu nối khi có thêm hộ dân có nhu cầu sử dụng nước sạch.

Bên cạnh các công trình nước sạch xây dựng, triển khai theo Chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Tuyên Quang thực hiện Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vốn vay Ngân hàng Thế giới.

Từ năm 2016, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng, hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 23 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn; 3 công trình khác đang xây dựng. Tổng vốn đầu tư các công trình là trên 187,3 tỷ đồng, gồm vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của tỉnh.

Tính đến đầu năm 2023, đã có gần 12.000 hộ dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được sử dụng nước sạch từ nguồn vốn Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vốn vay Ngân hàng Thế giới. Dự kiến đến tháng 6/2023, có hơn 13.000 hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh từ Chương trình này, đóng góp vào kết quả có hơn 96% dân số nông thôn tỉnh Tuyên Quang được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Để quản lý, khai thác hiệu quả các công trình nước sạch nông thôn, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ xây dựng phương án bàn giao tài sản công trình cấp nước theo đúng quy định; rà soát xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, vận hành, khai thác cho các cán bộ quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Trung tâm thường xuyên nắm bắt hiện trạng hoạt động các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung; tiếp nhận và phối hợp chặt chẽ với UBND huyện, UBND xã và các đơn vị liên quan để tổ chức quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được giao theo quy định…

Quỳnh Nga

Ba Bể đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo đa chiều

Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động, vươn lên của các hộ nghèo.

Góp công xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên và địa bàn Tây Bắc

Theo số liệu rà soát của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, tính đến ngày 31/3/2023, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 7.447 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa.

Hồng Ca - Điểm sáng về công tác giảm nghèo của Yên Bái

Không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đến nay xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong giảm nghèo.

Bảo hiểm y tế: Điểm tựa cho người nghèo ở Yên Bái

Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách nhằm vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Cao Bằng vượt khó, nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Bạch Thông phát triển hệ thống truyền thanh thúc đẩy giảm nghèo thông tin

Những năm qua, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã phát huy hiệu quả các kênh thông tin, tuyên truyền để giúp người nghèo thay đổi nhận thức, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đổi thay cuộc sống của người nghèo ở Điện Biên Đông

Nhờ thực hiện các chính sách giảm nghèo, đời sống của người dân tại huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã được cải thiện, thu nhập bình quân hộ nghèo đã tăng lên.

Điện Biên: Phát triển đột phá, bền vững, xoá đói giảm nghèo hiệu quả

Tỉnh Điện Biên hội tụ đủ các điều kiện riêng có để phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá, biên giới vững chắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng gia súc, phấn đấu giúp 15 hộ thoát nghèo

Hội Nông dân xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát động 15 hộ đăng ký thoát nghèo và tặng heo rừng lai, dê giống và thức ăn chăn nuôi cho các hộ nghèo.

Hà Giang: Những mục tiêu xuyên suốt hành trình giảm nghèo đa chiều

Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hướng đến cơ hội bình đẳng về thụ hưởng thành quả của sự phát triển… là những mục tiêu trọng tâm của Hà Giang trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025.