TP Hạ Long chú trọng công tác giảm nghèo, an sinh xã hội

Công tác giảm nghèo được chú trọng, an sinh xã hội được đảm bảo đã góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội của thành phố, tạo sự bền vững trong phát triển KT-XH trên địa bàn.

Tính đến thời điểm này, cả 47 hộ cận nghèo và 1 hộ nghèo phát sinh theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 của TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đều đã thoát cận nghèo, thoát nghèo.

Có thể nói để đạt được kết quả này là nhờ công tác giảm nghèo vẫn luôn được TP Hạ Long quan tâm, chú trọng.

Ngay từ đầu năm 2022, các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo thành phố đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo giảm nghèo các xã, phường rà soát điều kiện, hoàn cảnh, các tiêu chí của từng hộ cận nghèo, phân tích nguyên nhân nghèo trên cơ sở thực tiễn. Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo, xác định các mục tiêu phấn đấu hoàn thành xóa toàn bộ 47 hộ cận nghèo.

Năm 2022, thành phố đã hỗ trợ quà Tết trong dịp Tết cho 47 hộ cận nghèo và 460 hộ mới thoát nghèo trên địa bàn. Bên cạnh đó, thành phố còn vận động xã hội hóa tặng 5 sổ tiết kiệm cho 5 người trong hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo với tổng giá trị 54 triệu đồng; nhận đỡ đầu hàng tháng cho 7 hộ và 17 người thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với số tiền 500.000-1 triệu đồng/hộ/tháng.

Thành phố còn trích Quỹ vì người nghèo tặng 116 thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ mới thoát nghèo, cận nghèo năm 2021; phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tỉnh tặng 10 sổ BHXH và 20 thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo 2022; hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở cho 19 hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với số tiền là 1,425 tỷ đồng.

Mô hình kho hàng tái sử dụng tiếp tục được duy trì. Năm 2022, ngoài quần áo, chăn màn, xoong nồi, dụng cụ sản xuất... thành phố đã huy động xã hội hóa tặng một số trường học 17 xe máy đã qua sử dụng, xe mới để các thầy cô giáo có phương tiện đi lại từ điểm trường trung tâm đến các điểm lẻ.

Một phiên chợ việc làm tổ chức tại Hạ Long

Chú trọng mô hình tạo sinh kế, đào tạo nghề, tạo việc làm

Thành phố đã hỗ trợ 10 hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế, gồm mô hình nuôi ong, nuôi lợn, nuôi gà, nuôi trâu sinh sản... nhằm tăng cao thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo,

Cùng với đó, thành phố đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ vay vốn cho hộ nghèo trên địa bàn. Tổng dư nợ vốn vay cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đến nay trên địa bàn thành phố là 55,293 tỷ đồng với 1.598 hộ vay còn dư nợ.

Các hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đang được vay vốn phát triển sản xuất đã sử dụng vốn có hiệu quả để nâng cao đời sống, giảm bớt khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Thành phố cũng thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, của tỉnh Quảng Ninh với người có công; đối tượng bảo trợ xã hội, hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn...

Công tác hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được triển khai nhanh chóng, chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng được thụ hưởng, qua đó đã hỗ trợ cho 5.740 người với 8,512 tỷ đồng.

Xác định phải tạo sự ổn định cho nguồn thu nhập, cuộc sống của người dân, năm 2022 TP Hạ Long tăng cường đào tạo, giải quyết việc làm cho người lao động.

Thành phố đã mở 4 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 95 lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số. Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đạt hơn 89%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 71,9%; tỷ lệ lao động chất lượng cao đạt 22,3%.

Cùng với đó, thành phố phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh tuyên truyền thông tin thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.

Đã có 36 sàn giao dịch việc làm định kỳ vào ngày thứ 5 hàng tuần tổ chức trên địa bàn thành phố, thu hút 795 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia và đã có 1.750 lượt người trúng sơ tuyển tại các sàn giao dịch việc làm định kỳ. Thành phố đã tổ chức thành công 2 phiên chợ việc làm tại xã Sơn Dương và phường Đại Yên với 25 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng...

Đến nay, thành phố Hạ Long đã giải quyết việc làm cho khoảng 6.700 lao động, trong đó có 387 người thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đi làm tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với mức thu nhập 6-8 triệu đồng/tháng, hoặc buôn bán nhỏ lẻ tại điểm đủ điều kiện kinh doanh điển hình.

Công tác giảm nghèo được chú trọng, an sinh xã hội được đảm bảo đã góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội của thành phố, tạo sự bền vững trong phát triển KT-XH trên địa bàn để người dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Ngọc Dũng, Thu Hằng, Mỹ Hòa

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.