Tủa Chùa (Điện Biên) đẩy nhanh tiến độ Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo

Năm 2023, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.

Năm 2022, tổng kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tủa Chùa (Điện Biên) là gần 83 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 66,1 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 12,3 tỷ đồng và vốn đối ứng 4,5 tỷ đồng.

Huyện xác định việc hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vậy, huyện triển khai các giải pháp thực hiện đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng, đảm bảo tiến độ, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người dân, phù hợp với tiêu chí của chương trình.

Từ nguồn vốn sự nghiệp, UBND các xã, thị trấn đã được bố trí hơn 1,9 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến nay, đã hoàn thành 100% nguồn vốn được giao.

Huyện Tủa Chùa tập trung triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất.

Huyện cũng chú trọng triển khai xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị; xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất. 

Từ nguồn vốn sự nghiệp bổ sung, UBND huyện giao cơ quan chuyên môn hơn 2,1 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ 5 dự án cho 192 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đồng thời, bố trí hơn 3,3 tỷ đồng cho các xã, thị trấn để thực hiện hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ 176 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo mua cây, con giống, máy móc nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất.

Trong phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, UBND các xã, thị trấn phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức mở 15 lớp đào tạo nghề cho 515 học viên học nghề trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền cho 421 cán bộ cơ sở và đưa 3 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

Về hỗ trợ nhà ở, UBND các xã, thị trấn đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện thực hiện hỗ trợ xây mới 366 căn nhà cho các hộ nghèo, với tổng số tiền huy động hỗ trợ hơn 20,2 tỷ đồng.

Các dự án như: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình; hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp... được triển khai có hiệu quả.

Năm 2023, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án cơ sở hạ tầng huyện nghèo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm đảm bảo đúng quy định; đảm bảo điều kiện bố trí và giải ngân kế hoạch vốn theo từng danh mục dự án.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mục tiêu giảm nghèo bền vững với phương pháp và cách làm phù hợp, tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Xây dựng, đề xuất nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; kết hợp giải quyết tốt các chính sách giảm nghèo bền vững.  

Quỳnh Nga

Ba Bể đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo đa chiều

Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động, vươn lên của các hộ nghèo.

Góp công xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên và địa bàn Tây Bắc

Theo số liệu rà soát của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, tính đến ngày 31/3/2023, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 7.447 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa.

Hồng Ca - Điểm sáng về công tác giảm nghèo của Yên Bái

Không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đến nay xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong giảm nghèo.

Bảo hiểm y tế: Điểm tựa cho người nghèo ở Yên Bái

Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách nhằm vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Cao Bằng vượt khó, nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Bạch Thông phát triển hệ thống truyền thanh thúc đẩy giảm nghèo thông tin

Những năm qua, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã phát huy hiệu quả các kênh thông tin, tuyên truyền để giúp người nghèo thay đổi nhận thức, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đổi thay cuộc sống của người nghèo ở Điện Biên Đông

Nhờ thực hiện các chính sách giảm nghèo, đời sống của người dân tại huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã được cải thiện, thu nhập bình quân hộ nghèo đã tăng lên.

Điện Biên: Phát triển đột phá, bền vững, xoá đói giảm nghèo hiệu quả

Tỉnh Điện Biên hội tụ đủ các điều kiện riêng có để phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá, biên giới vững chắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng gia súc, phấn đấu giúp 15 hộ thoát nghèo

Hội Nông dân xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát động 15 hộ đăng ký thoát nghèo và tặng heo rừng lai, dê giống và thức ăn chăn nuôi cho các hộ nghèo.

Hà Giang: Những mục tiêu xuyên suốt hành trình giảm nghèo đa chiều

Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hướng đến cơ hội bình đẳng về thụ hưởng thành quả của sự phát triển… là những mục tiêu trọng tâm của Hà Giang trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025.