Truyền thông đi đầu, truyền cảm hứng cho sự đổi mới, phát triển
Tại Hội thảo Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về giảm nghèo trên báo chí, lãnh đạo Bộ Lao động – TBXH khẳng định: Báo chí đã khơi dậy sức mạnh của cả thống chính trị cho công tác giảm nghèo.
Việt Nam được đánh giá là một trong 6 quốc gia hoàn thành trước thời hạn và là điểm sáng về thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ.
Theo giới quan sát, một trong những Có được kết quả này ngoài sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, còn phải kể đến vai trò của công tác truyền thông.
Nhấn mạnh vai trò truyền thông trong thực hiện chính sách giảm nghèo, tại Hội thảo Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về giảm nghèo trên báo chí, lãnh đạo Bộ Lao động – TBXH khẳng định: Báo chí đã khơi dậy sức mạnh của cả thống chính trị cho công tác giảm nghèo.
Báo chí đã luôn đồng hành cùng Bộ làm tròn vai trò cơ quan định hướng, truyền tải cơ chế, chính sách luật pháp trong công tác giảm nghèo tới người dân, góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội. Truyền thông không bao giờ cũ, luôn có điểm mới đặt ra. Báo chí đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc cải tiến nội dung, hình thức truyền thông. Việc tuyên truyền về giảm nghèo đã được thực hiện một cách đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng về phương thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng khó khăn.
Giờ đây, giảm nghèo đã bước sang một giai đoạn mới. Trong giai đoạn 2021-2025, chính sách về giảm nghèo có thay đổi rất lớn. Năm 2022 là năm đầu tiên Việt Nam áp dụng đầy đủ, toàn diện chuẩn nghèo đa chiều. Ngoài quy định về chuẩn mức sống tối thiểu khu vực nông thôn hay thành thị là thiếu hụt chính, chúng ta còn có tiêu chí thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản đa chiều gồm: Việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin.
Bởi vậy, tại Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ năm 2023 và trong thời gian tới của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện và trình Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2023.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu tiến hành phủ sóng toàn diện, bao trùm tới mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tất cả mọi người dân đều được hưởng dịch vụ viễn thông.
"Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cùng các doanh nghiệp phủ sóng viễn thông tới 266 thôn bản còn lại trong năm 2023, phấn đấu ở đâu cũng có điện và ở đâu cũng có viễn thông, không để ai bị bỏ lại phía sau." Thủ tướng nêu rõ.
Trước đó, hôm 18/12, dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông Thủ tướng đánh giá lĩnh vực Thông tin và Truyền thông rất quan trọng và ngày càng cần thiết trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
“Truyền thông phải đi đầu chứ không phải đi theo, là một trong những động lực truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong kỷ nguyên số”, Thủ tướng nói.
Nhìn nhận, năm 2023 được dự báo khó khăn, thách thức hơn so với năm 2022. Do vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông cần chủ động, tích cực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn được giao.
Theo đó, bên cạnh việc tập trung hoàn thiện thể chế về công tác truyền thông, chuyển đổi số và các vấn đề liên quan đến công nghệ, quản lý nhà nước phát triển khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, tiến hành phủ sóng toàn diện, bao trùm tới mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tất cả mọi người dân đều được hưởng dịch vụ viễn thông.
“Ngành Thông tin và Truyền thông và ngành điện lực thực hiện nhiệm vụ này, phấn đấu năm 2023, điện đi tới đâu, viễn thông đi tới đó, ở đâu cũng có điện và ở đâu cũng có viễn thông, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thủ tướng giao nhiệm vụ.
Ngọc Dũng, Lệ Yên, Lê Thúy, Hà Sơn