Dược liệu đưa nhiều đồng bào nghèo thành tỷ phú ở Kon Tum

Nếu như trước đây người dân tộc Xơ Đăng tại Tu Mơ Rông chỉ trồng ngô, mì thì hiện nay nhờ trồng sâm đời sống của họ đã thay đổi, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo.

Thoát nghèo nhờ trồng sâm

Ông Võ Trung Mạnh, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, sáng 13/12 huyện tổ chức cấp phát 12.000 cây sâm giống này cho 300 người dân nghèo tại huyện Tu Mơ Rông. Đây là món quà do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng, giúp người dân có thêm điều kiện trồng sâm, từ đó vươn lên thoát nghèo.

Theo ông Mạnh, huyện Tu Mơ Rông đã sàng lọc, lựa chọn kỹ những hộ khó khăn nhất và đảm bảo tiêu chí để nhận sâm. Khi nhận cây sâm giống, các hộ gia đình tiếp tục được hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc đẻ có tỷ lệ sống cao, nhưng cây sâm này được trồng sâm tập trung tại cánh rừng già ở Măng Ri. 

Ông Mạnh cho biết, số sâm giống này được 1 năm tuổi, cây đang khoẻ mạnh. Khi giao cho các hộ dân, cán bộ nông nghiệp của xã, huyện sẽ thường xuyên túc trực với dân để chăm sóc vườn sâm này. Việc trồng sâm không chỉ thu hoạch củ, khi sâm lớn sẽ ra hoa, quả và người dân thu hái quả lấy hạt ươm giống tiếp để nhân giống cây. Hiện nay, mỗi hạt của cây sâm Ngọc Linh cũng có giá 100 nghìn đồng, cây giống khoảng 300 nghìn đồng, củ sâm tùy từng kích thước khoảng 100 – 150 triệu đồng/kg. Từ đó, người dân có thể vươn lên thoát nghèo.

Anh A Long ( người dân tộc Xơ đăng, trú tại thôn Mô Pả, xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông) thuộc hộ nghèo của xã. Nhiều năm nay, anh Long muốn trồng sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế gia đình nhưng không có tiền mua sâm giống. Nằm trong những hộ được nhận sâm đơt này, anh Long rất mừng. Nhận được 40 cây sâm, anh Long đã tự tay trồng.

Cũng theo ông Mạnh, hiện nay trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông diện tích trồng sâm Ngọc Linh khoảng 1.700ha, trong đó người dân trồng 100ha. Có khoảng 600 hộ dân tham gia khoảng trồng sâm gồm cả sâm Ngọc Linh và đảng sâm (hay còn gọi là sâm dây). Hiện tại huyện có khoảng 100 hộ thoát nghèo từ loại cây dược liệu này. Nếu như năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 70%, nay giảm xuống còn 30%. 

Đặc biệt, trong năm 2022 người dân tại Tu Mơ Rông vay 39 tỷ để làm vốn trồng cây sâm Ngọc Linh nhưng năm nay 2023, số vốn đã lên gần 80 tỷ để trồng và phát triển mô hình trồng sâm và dược liệu khác. Ngoài ra, bà con còn tự trồng lại những cách rừng vốn trước đây phát đi để làm rẫy. Riêng 2023 bà con trồng 90ha để phủ xanh rừng và trồng dược liệu.

sam ngo linh .jpg

Ví dụ điển hình như gia đình của anh A Đôi trú tại xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông. Anh Đôi đang sở hữu vườn sâm Ngọc Linh khoảng vài hơn 20 nghìn gốc. Mỗi năm thu nhập từ bán củ sâm từ 1 đến 2 tỷ đồng. Nhờ trồng sâm, anh A Đôi tự mua nhà, mua xe ô tô hàng tỷ đồng. Gia đình anh A Đôi còn phát triển vườn sâm, thuê thêm nhân công là đồng bào sinh sống tại đây và trả lương cho họ từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng. Những trường hợp như gia đình anh A Đôi tại huyên Tu Mơ Rông không phải hiếm. 

Đưa Kon Tum trở thành vùng dược liệu lớn

Để phát triển nguồn dược liệu quý, tỉnh Kon Tum đã xây dựng "Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030". Bước đầu, tỉnh đã xây dựng được vùng dược liệu tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông.

Tại Hội nghị lần thứ Bảy ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI, Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Nghị quyết số 14 về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh từ nay tới năm 2025 và định hướng tới năm 2030, Kon Tum đưa ra mục tiêu trở thành vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn nhất của cả nước vào năm 2050.

Để thực hiện các mục tiêu này, Kon Tum đưa ra nhiều giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về đầu tư, phát triển dược liệu. Đầu tư dược liệu gắn với phát triển công nghệ chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Theo kết quả điều tra sơ bộ, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, 30/853 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 27 loài cây thuốc được trồng, sử dụng nhiều trong các cơ sở khám, chữa bệnh, có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao như: Sâm Ngọc Linh, Lan Kim tuyến, Hồng Đẳng Sâm... Nhu cầu sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc thực vật làm thuốc ngày càng nhiều.

Phương Anh 

Minh Thuý và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.