Trang bị kiến thức, kỹ năng mới giúp các cơ quan báo chí CĐS thành công
Từ tháng 9-11/2022, hơn 500 nhà báo thuộc 182 cơ quan báo chí trên cả nước đã tham gia Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí năm 2022 do Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp Google châu Á-Thái Bình Dương đồng tổ chức.
Trong hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu nổi bật về xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm mạnh từ hơn 58% năm 1993 xuống còn khoảng hơn 5,35% theo chuẩn đa chiều vào cuối năm 2018.
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao; vì vậy, rất cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, các ngành, trong đó có các cơ quan báo chí trong việc chung tay vì người nghèo.
Các nhà báo, phóng viên đã bám sát thực tiễn công tác giảm nghèo, kịp thời phát hiện những gương điển hình cũng như các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, cộng đồng chung tay với người nghèo trong suốt thời gian vừa qua.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Cuộc thi báo chí viết về công tác giảm nghèo.
Mới đây, chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí năm 2022 được tổ chức nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng mới giúp các cơ quan báo chí Việt Nam xây dựng chiến lược và đổi mới kinh doanh để chuyển đổi số thành công.
Theo chia sẻ của các giảng viên và diễn giả, chuyển đổi số là xu thế tất yếu của báo chí Việt Nam, song cũng là một chặng đường dài và khó khăn. Để có thể gặt hái thành công, các tòa soạn cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số với trọng tâm là lấy độc giả làm trung tâm và xây dựng văn hóa sử dụng dữ liệu làm nền tảng cho hoạt động và vận hành của tòa soạn.
Độc giả chính là khách hàng của báo chí và có độc giả sẽ có doanh thu (từ thu phí người đọc và từ quảng cáo). Hệ thống dữ liệu tốt giúp các tòa soạn thấu hiểu hành vi, nhu cầu của độc giả và tìm kiếm được giải pháp tăng cường tương tác với độc giả nhằm mở rộng hơn nữa tệp bạn đọc của mình và tăng lượng bạn đọc trung thành. Đây chính là nền tảng giúp các tờ báo đổi mới mô hình kinh doanh, tạo các nguồn thu mới hiệu quả và bền vững trong dài hạn.
Ngoài việc cập nhật thông tin về các xu thế công nghệ mới của báo chí thế giới, chương trình đào tạo đã cung cấp cho các cơ quan báo chí các kỹ năng và giới thiệu một số công cụ, ứng dụng giúp phát triển lượng độc giả và giữ tương tác với độc giả nâng cao trải nghiệm của độc giả để thúc đẩy doanh thu từ quảng cáo. Đồng thời, chia sẻ những bài học kinh nghiệm về phát triển doanh thu từ độc giả của báo chí trong và ngoài nước; từ đó gợi ý những mô hình có thể áp dụng cho các cơ quan báo chí Việt Nam.
Phát biểu tại lễ tổng kết Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí năm 2022 (chiều ngày 18/11), Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm trân trọng cảm ơn Google và Sáng kiến Tin tức Google (GNI) đã nhen nhóm câu chuyện này từ những ngày đầu với các đơn vị của Cục Báo chí; cảm ơn sự quan tâm thực chất và xuyên suốt của lãnh đạo các cơ quan báo chí, đây là yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của Chương trình.
Để chương trình đạt được hiệu quả cao hơn nữa, trong thời gian tới Thứ trưởng đề nghị Cục Báo chí phối hợp với Google nghiên cứu xây dựng cuốn cẩm nang Chuyển đổi số cho báo chí để các cơ quan báo chí có cơ sở, có lý luận để thực hiện chuyển đổi số thành công. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tiếp tục đồng hành với các cơ quan báo chí để làm thế nào tìm ra con đường chuyển đổi số đúng, mô hình kinh doanh đúng hướng tới bảo đảm sự phát triển lành mạnh trên môi trường số.
"Thành công của Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí năm 2022 sẽ là tiền đề cho sự hợp tác giữa Google và Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) trong tương lai nhằm hỗ trợ các cơ quan báo chí Việt Nam chuyển đổi số thành công và phát triển bền vững", ông Fazal Ashfaq, Trưởng phòng Hợp tác Tin tức Nam Á và Đông Nam Á của Google khẳng định.
Lương Bằng, Ngân Phương, Hoài Bắc, Duy Khánh, Huyền Sâm