Thực tiễn đòi hỏi hoạt động đào tạo nghề phát triển lên một tầm cao mới

Đào tạo nghề cho thanh niên có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập. Tuy nhiên, hiện nay trong tổng số thanh niên, số lao động thanh niên được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ còn thấp, khoảng 20%-21%.

Tỉ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2010-2020 trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh, giáo dục đạt nhiều thành quả và có sự dịch chuyển nguồn nhân lực khỏi nông nghiệp. Để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, việc tăng năng suất lao động là chìa khóa quan trọng.

Nhận định này được đưa ra tại báo cáo mới của WB về đói nghèo và bình đẳng với tựa đề "Từ chặng đường cuối đến chặng đường kế tiếp" được công bố hồi tháng 4 năm nay. Báo cáo đưa ra đánh giá về tiến độ giảm nghèo của Việt Nam trong một thập kỷ tính từ năm 2010 đến năm 2020 và xem xét những yếu tố cần có để duy trì sự dịch chuyển kinh tế theo hướng đi lên và đảm bảo kinh tế cho những người đã thoát nghèo.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho biết, quá trình giảm nghèo và bình đẳng của Việt Nam không chỉ là vấn đề nâng cao mức sống tối thiểu và giải quyết tình trạng nghèo kinh niên – tức chặng đường cuối, mà còn là chặng kế tiếp - hướng tới tạo ra những đường hướng kinh tế mới và bền vững cho người dân. Đây là một con đường đầy thử thách và chưa có tiền lệ trong bối cảnh kinh tế và khí hậu toàn cầu đang thay đổi.

Tỉ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2010-2020 trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh, giáo dục đạt nhiều thành quả và có sự dịch chuyển nguồn nhân lực khỏi nông nghiệp. Việt Nam cần có các đường hướng dịch chuyển kinh tế bền vững để thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao trong vòng 2 thập kỷ tới. 

Tuy nhiên để có thể tăng năng suất lao động, việc nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động là yêu cầu trước nhất.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2010 - 2030 và tầm nhìn đến 2045. Chiến lược này tạo cơ sở cho các hoạt động đào tạo nghề trên cả nước phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực có kỹ năng cho nền kinh tế trong bối cách cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế.

Ảnh minh họa

Theo thống kê, năm 2021, dân số thanh niên từ 16-30 tuổi của Việt Nam là gần 24 triệu người, chiếm 24,3% tổng dân số cả nước. Theo số liệu điều tra Lao động - Việc làm quý II, năm 2021 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động thanh niên (độ tuổi từ 15-24 tuổi) khoảng 5,22 triệu người, chiếm 43% tổng dân số thanh niên và chiếm 10,2% tổng lực lượng lao động cả nước.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 bùng phát trở lại, song các địa phương, cơ sở GDNN đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyển sinh. Tính đến ngày 31/12/2021, cả nước tuyển sinh được gần 2 triệu, đạt 85,14% kế hoạch (trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp là 375.108 người, chủ yếu là đối tượng thanh niên). Số tốt nghiệp ước đạt hơn 1,6 triệu người.

Chất lượng và hiệu quả GDNN đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm tăng lên, tính trung bình, tỷ lệ HSSV (là thanh niên) tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 85%. Lao động qua đào tạo nghề tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện.

Gắn kết giữa GDNN với TTLĐ và việc làm bền vững có chuyển biến tích cực. Cơ sở GDNN và doanh nghiệp đã có nhiều hình thức, mô hình hợp tác đa dạng, phong phú; gắn kết giữa đào tạo và giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã tự thành lập các cơ sở đào tạo để đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình và cho xã hội. Sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo nghề còn thể hiện ở nhiều hình thức khác như trao đổi, cung cấp nguồn lực, trao đổi thông tin giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2011-2020, cả nước có gần 10 triệu lao động nông thôn được học nghề, trong đó gần 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách 1956. Trong tổng số 4,6 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, ước tính có khoảng 57,3% là thanh niên. Riêng trong số lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp, số thanh niên chiếm 67,4%. Tỷ lệ lao động là thanh niên nông thôn học xong có việc làm đạt 94,6%, cao hơn bình quân chung của lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo 8%.

Một bộ phận thanh niên lao động nông thôn sau khi đào tạo nghề được doanh nghiệp tuyển dụng hoặc có các trợ giúp khởi nghiệp. Theo thống kê, có gần 1,2 triệu người chủ yếu là thanh niên, sau khi học nghề đã được các doanh nghiệp tuyển dụng; trên 400.000 người được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm, trên 61.000 người sau đào tạo đã thành lập các tổ, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn khác tại địa phương, trên 2,3 triệu một bộ phận tiếp tục làm nghề cũ, nhưng năng suất lao động tăng, tiết kiệm chi phí sản xuất (10-20%), tăng thêm thu nhập, ổn định và bước đầu nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bộ LĐTB&XH đưa ra dự báo đến năm 2025, tổng số lực lượng lao động cả nước là 59,2 triệu người, trong đó lao động có trình độ sơ cấp là 3,2 triệu người; lao động có trình độ trung cấp là 2,95 triệu người; lao động có trình độ cao đẳng là 4 triệu người. Đến năm 2030, tổng số lực lượng lao động cả nước là 61,9 triệu người, trong đó lao động có trình độ sơ cấp nghề là 3,1 triệu người; lao động có trình độ trung cấp là 3,4 triệu người; lao động có trình độ cao đẳng là 7,1 triệu người. Tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động bình quân trong giai đoạn 2021 - 2030 là 0,9%/năm; tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng bình quân trong giai đoạn này là 4,5%/năm, 3,0%/năm và 10,0%/năm.

Hồng Vũ

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.