Thay đổi nhận thức, đồng bào DTTS ở Đăk Tô chủ động vươn lên tự thoát nghèo

Nhận thức của nhân dân trên địa bàn huyện Đăk Tô đã có sự chuyển biến đáng kể, biết phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo nhờ sự được tiếp cận thông tin.

Đăk Tô nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, cách trung tâm hành chính tỉnh Kon Tum khoảng 42 km. Trong thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc nên vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện đã có chuyển biến tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, thay đổi bộ mặt nông thôn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn huyện.

Ảnh minh họa

Trong những năm qua việc thực hiện các chương trình, chính sách, dự án về phát triển kinh tế - xã hội đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp quan tâm chỉ đạo qua đó đã tạo được sự đồng thuận lớn trong nhân dân nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhận thức của nhân dân trên địa bàn đã có sự chuyển biến đáng kể, biết phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo. 

Nhiều chương trình, dự án đã được lồng ghép, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, góp phần mang lại diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng lên rõ rệt, thay đổi được căn bản trong tập quán sản xuất lạc hậu, biết tính toán, lựa chọn những loại hình sản xuất phù hợp với điều kiện hộ gia đình gắn với yếu tố thị trường và điều kiện tự nhiên tại địa phương, mạnh dạn trong việc ứng dụng giống mới vào sản xuất, dần tiếp cận được với các dịch vụ kỹ thuật, khắc phục tình trạng sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nhân dân, góp phần giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thông qua việc triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 12,26% năm 2016 giảm xuống còn 7,14% năm 2020; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động người dân tộc thiểu số qua bồi dưỡng, đào tạo năm 2020 ước đạt trên 44,6%; Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn huyện được đầu tư tương đối đồng bộ, đến nay 100% số xã có đường ô tô được nhựa hóa đến trung tâm xã; huyện đã cơ bản xóa được phòng học tạm bợ; 100% số thôn, làng đã được sử dụng điện lưới quốc gia; Công tác quản lý, tu bổ, các điểm có tiềm năng phát triển du lịch, di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn được chú trọng, quan tâm công tác khôi phục, bảo tồn các di sản, phục dựng một số lễ hội truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn. 

Chỉ đạo củng cố, đầu tư mở rộng mạng lưới truyền thanh ở cơ sở, nâng cấp hệ thống truyền thanh, truyền hình; Chất lượng phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng cao. Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số có chuyển biến tích cực. Quan tâm sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường, lớp học gắn với xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố đạt trên 99,8%, có 27/34 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 79,41% (tăng 25,36% so với đầu năm 2016); Có 9/9 trạm y tế có bác sỹ, bình quân có 6,2 bác sỹ/một vạn dân và 40 giường bệnh/một vạn dân; 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế cuối năm 2020 đạt 91%. 

Công tác dân số, gia đình, trẻ em được triển khai tích cực và đạt kết quả; 100% thôn, làng, khối phố có nhà sinh hoạt văn hóa, các thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Anh Duy, Hữu Duyên, Thu Hà, Xuân An, Huyền Sâm

Chàng trai người Mông mở HTX bao tiêu hàng nghìn tấn dứa cho người dân biên giới

Năm 2022, anh Thào A Giàng thành lập Hợp tác xã dứa Mường Nhà (Điện Biên), liên kết với gần 70 hộ dân bản giáp biên trồng hơn 60ha cây dứa mật, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra giúp bà con.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Nước sạch đến với học sinh vùng cao Nậm Pồ

Tính tới ngày 31/10, toàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 26 giếng khoan tại các trường học trên địa bàn.

Nhiều hộ dân ở Phong Thổ viết đơn xin thoát nghèo

Những lá đơn xin thoát nghèo đã thể hiện nguyện vọng, khẳng định ý chí tự lực vươn lên của một bộ phận đồng bào ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) trong hành trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Linh hoạt thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND, trong đó có 6 nhóm chính sách trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Tuần Giáo nỗ lực thực hiện 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế

Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số học sinh trên địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tham gia bảo hiểm y tế là 1.335 em, đạt 106.8% kế hoạch tỉnh giao.

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tuần Giáo nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy giảm nghèo

Những việc làm hỗ trợ thiết thực đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân của huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tây Ninh: Nhiều cơ chế giảm nghèo đa chiều hiệu quả

Tỉnh Tây Ninh ban hành và thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, mô hình giảm nghèo đa chiều hiệu quả cho vùng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

TP Bà Rịa khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân

Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp người dân Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá.