Nhà ở cho người nghèo ở khu vực nông thôn

Nhà ở là một trong 06 tiêu chí để đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người. Đối với mỗi gia đình, nhà ở là tài sản có giá trị rất lớn. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp thì việc tự tạo lập nhà ở tương đối khang trang, chắc chắn là vấn đề khó khăn đối với nhiều hộ gia đình, đặc biệt là đối với các hộ nghèo.

Do vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở và ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao đời sống, hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở đảm bảo thích ứng, an toàn với các loại hình thiên tai thường xuyên của vùng, miền, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở như Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt; Trong đó, đối với khu vực nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/08/2015 về hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2).

Trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước thì có 58 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg. Có 05 tỉnh, thành phố thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo tiêu chí và chuẩn nghèo riêng của địa phương hoặc không có đối tượng theo quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh.

Thêm một ngôi nhà mới tại xã Quảng Phong, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

Bộ Xây dựng cho hay, có 58 tỉnh, thành phố tham gia chương trình và Ngân hàng chính sách xã hội, tính đến tháng 12/2020, các địa phương này đã thực hiện hỗ trợ được 117.427/236.324 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở đạt tiêu chuẩn “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), đạt tỷ lệ khoảng 50% so với số lượng hộ phải hỗ trợ thực tế.

Để góp phần giải quyết nhu cầu hỗ trợ nhà ở khu vực nông thôn còn rất lớn hiện nay, trong giai đoạn 2021-2025, hiện có 02 Chương trình mục tiêu quốc gia có nội dung hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khó khăn là: (1) Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 và (2) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, phạm vi triển khai thực hiện của 02 Chương trình mục tiêu này không bao phủ khắp cả nước mà chỉ thực hiện hỗ trợ đối với hộ nghèo tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, do nguồn kinh phí được phê duyệt còn nhiều hạn chế, số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ về nhà ở lớn nên độ bao phủ của các chương trình mục tiêu này đối với các đối tượng thụ hưởng của chương trình vẫn chưa được bao phủ hết.

Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách mới về hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu và cải thiện chất lượng nhà ở ngày một tốt hơn cho các hộ nghèo khu vực nông thôn, đồng thời nâng cao mức sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tạo điều kiện phát triển nguồn lực con người và giảm tỷ lệ hộ nghèo về nhà ở theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Cụ thể các văn bản pháp lý quy định về vấn đề này như sau: Khoản 3 Điều 59 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở”; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra một số mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu “tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5% hằng năm”, tức là giảm nghèo về nhà ở cũng phải có mức giảm tương ứng; Khoản 2 Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, trong đó có: “Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn”; Khoản 2 Điều 50 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về các hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, theo đó: “Hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu về nhà ở để đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 49 của Luật này xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở”.

Bên cạnh đó, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới là “Tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người dân”; Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), trong đó Bộ Xây dựng được giao thực hiện mục tiêu 11 “Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu, đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng”. Trong đó, mục tiêu 11.1. ghi rõ “Đến năm 2030, đảm bảo tất cả người dân được tiếp cận với những dịch vụ cơ bản và dịch vụ nhà ở phù hợp, an toàn, trong khả năng chi trả; xóa bỏ các khu ổ chuột, xây mới, cải tạo các khu nhà ở không đảm bảo chất lượng”.

Thêm vào đó, nhà ở là một trong 06 tiêu chí để đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025; Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 quy định: “Phát triển nhà ở phải bảo đảm an toàn và đáp ứng các điều kiện về chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường; đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, phát thải thấp theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành”;“Đối với các hộ có nhà ở trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu (bão, lũ, sạt lở đất,...), hỗ trợ theo hướng cho vay ưu đãi để xây mới, cải tạo, sửa chữa nâng cao chất lượng căn nhà, tăng khả năng chống chịu của nhà ở; đối với một số khu vực nguy hiểm thực hiện hỗ trợ xây dựng hạ tầng khu tái định cư tại các khu vực an toàn từ nguồn ngân sách nhà nước”.

Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 chỉ đạo: “Quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”; Tại Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, Bộ Xây dựng được giao: “Nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách về nhà ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là tại địa bàn các huyện nghèo” trong năm 2022.

Duy Tiến, Ngân Phương, Mỹ hòa

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.