Nghị định số 78 góp phần kéo giảm hộ nghèo

Qua 20 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định số 78 của Chính phủ (2002-2022), hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã đưa nguồn vốn vào phát triển sản xuất, giảm được đói nghèo, đời sống dần được nâng cao.

Cách đây 20 năm, ngày 4/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nghị định quy định: Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội.

Ảnh minh họa

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam được thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tây Nguyên (gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) là khu vực còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội, trong đó, có công cuộc giảm nghèo. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự sâu sát của hệ thống NHCSXH trên địa bàn, nguồn vốn tín dụng ưu đãi nay đã bao phủ đến các bản làng vùng sâu, vùng xa.

Qua 20 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định số 78 của Chính phủ (2002-2022), hộ nghèo và các đối tượng chính sách các tỉnh Tây Nguyên đã đưa nguồn vốn vào phát triển sản xuất, giảm được đói nghèo, đời sống dần được nâng cao.

Những con số nêu dưới đây chỉ phản ánh một phần nhỏ trong "bức tranh" giảm nghèo từ nguồn vốn ưu đãi của Nghị định số 78.

Với phương châm "Thấu hiểu lòng dân - Tận tâm phục vụ", sau 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ (2002-2022), nguồn vốn tín dụng chính sách do NHCSXH tỉnh Sơn La triển khai đã bao phủ đến 100% bản, tiểu khu, trong đó có các hộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, giúp cho hàng trăm nghìn hộ dân thoát nghèo.

Nhiều hộ gia đình mạnh dạn vay vốn, đầu tư mua sắm nông cụ, cây giống, con giống, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế. Qua đó, đời sống gia đình được cải thiện và có nhiều hộ tạo được việc làm cho lao động địa phương, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong thời điểm khó khăn, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để duy trì, phục hồi sản xuất.

NHCSXH Sơn La cho biết chỉ tính riêng năm 2021, doanh số cho vay qua NHCSXH tỉnh đạt hơn 1.459 tỷ đồng; doanh số thu nợ là hơn 1.178 tỷ đồng.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78 cũng góp phần tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đời sống người nghèo ở tỉnh Bến Tre. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ các đối tượng thụ hưởng trên mọi mặt của đời sống và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần đẩy lùi "tín dụng đen".

Thời gian tới, NHCSXH tỉnh tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của địa phương và chiến lược phát triển của NHCSXH Việt Nam giai đoạn 2021-2030 để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp hằng năm, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao và bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị trên địa bàn.

Duy Linh, Thúy Tình, Thu Hằng

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.