Nghệ An: Nhiều nông dân Quỳnh Lưu vươn lên thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An), nhiều gia đình, hội viên phụ nữ ở các xã trong huyện đã vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo, mở rộng quy mô sản xuất, ổn định cuộc sống.

Nhờ vay vốn ưu đãi, nhều hộ gia đình ở Quỳnh Lưu mở rộng sản xuất, tạo việc làm tại chỗ cho lao động địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững.

Nhờ chính sách tín dụng ưu đãi cho vay vốn đã giúp nhiều cơ sở, hộ gia đình mở rộng sản xuất, kinh doanh, thu hút, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống cho người lao động, nhất là giúp thúc đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền các địa phương luôn xác định việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, từ đó trực tiếp chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội tập trung huy động các nguồn lực tài chính, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn về tận thôn làng, đến đúng đối tượng thụ hưởng. 

Xác định chính sách tín dụng ưu đãi cho vay vốn giải quyết việc làm là một trong những chương trình mang tính thiết thực, thúc đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn xã, hàng năm, UBND xã Quỳnh Mỹ, các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác xã căn cứ vào nhu cầu vốn vay của người dân, xã đã đề xuất với Ngân hàng cân đối vốn, tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu được tiếp cận vốn phát triển kinh tế.

Theo bà Lương Thị Hà, Chủ tịch Hội LHPN xã Quỳnh Mỹ, hiện toàn xã Quỳnh Mỹ đã giải ngân nguồn vốn của chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 14 tỷ đồng, với gần 426 hộ vay; trong đó, vốn giải quyết việc làm hơn 1,3 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay, các hộ gia đình đã mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho nhiều lao động tại chỗ, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống cho người lao động. Đồng thời, nguồn vốn còn góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô ở khu vực nông thôn. Vì vậy, các điển hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả kinh tế cao ở địa phương xuất hiện ngày càng nhiều nhờ nguồn vốn giải quyết việc làm từ NHCSXH.

Còn bà Đồng Thị Hiên, Chủ tịch Hội LHPN xã Sơn Hải, cho biết, việc cho vay từ chương trình vốn giải quyết việc làm là một trong nhưng nội dung tín dụng chính sách của NHCSXH. Hiện nay, toàn xã Sơn Hải đã giải ngân chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 33 tỷ đồng, với gần 1.200 hộ vay. Theo đánh giá, nhờ nguồn vốn này, các hộ gia đình có điều kiện mở rộng quy mô, phát triển sản xuất, tạo việc làm, nguồn thu ổn định cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, nguồn vốn còn góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn ở khu vực nông thôn. Đặc biệt, các điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, hiệu quả cao ở địa phương xuất hiện ngày càng nhiều.

Không riêng gì 2 xã trên, thời gian qua, nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, hàng nghìn hộ gia đình ở huyện Quỳnh Lưu đã năng động, nhạy bén, nắm bắt nhu cầu của thị trường để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống gia đình theo hướng bền vững.

Do không có vốn nên trước đây, gia đình chị Ngô Thị Nghĩa (xã Sơn Hải) chỉ nhận đóng các sản phẩm gỗ mỹ nghệ theo từng đơn hàng. Nhưng kể từ khi gia đình chị được tiếp cận nguồn vốn giải quyết việc làm của NHCSXH huyện, chị đã mở rộng quy mô sản xuất xưởng mộc mỹ nghệ. Hiện tại, gia đình chị Nghĩa có thu nhập ổn định, mỗi năm thu về từ 200 - 250 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 4 - 6 lao động với mức lương từ 7 - 12 triệu đồng/tháng.

Tương tự, trước đây gia đình chị Ngô Thị Thủy (xã Quỳnh Mỹ) làm nghề sản xuất vật liệu xây dựng là gạch táp lô, do vốn ít nên gia đình chỉ làm số lượng ít theo đơn đặt hàng. Nhưng, kể từ khi được vay vốn từ NHCSXH huyện, gia đình chị đã đầu tư mua thêm máy móc hiện đại, mở rộng nhà xưởng để sản xuất, đồng thời mở thêm cửa hàng kinh doanh. Sau một thời gian, đến nay, gia đình chị Thủy đã có thu nhập ổn định, mỗi năm thu về từ 150 - 200 triệu đồng. Việc mở rộng sản xuất kinh doanh không những tăng thêm thu nhập cho gia đình chị mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 - 6 lao động trong xã với mức lương từ 6 - 7 triệu đồng/tháng.

Để giúp người dân tiếp cận thuận lợi và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, thời gian tới, NHCSXH cùng các cấp chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp tạo điều kiện để các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm. Đồng thời phối hợp với các cơ quan để đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng, kiến thức phát triển kinh tế cho các hộ vay sử dụng vốn vay hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững.

NHCSXH huyện Quỳnh Lưu cho biết, trong hơn 20 năm qua, đơn vị đã và đang triển khai 15 chương trình tín dụng chính sách với tổng nguồn vốn đạt 691,7 tỷ đồng, tăng 21,9 lần so với ngày đầu thành lập, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân gần 10%/năm. Nhờ đó, đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 1,2% và 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong đó có 3 xã là Quỳnh Đôi, Quỳnh Lương, Quỳnh Hậu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Hoài Thanh, Anh Dũng, Thúy Tình, Ngân Phương

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.