Nghệ An khơi dậy ý chí vươn lên của người dân để xây dựng cuộc sống ấm no

Nghệ An đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, đề án để tập trung chỉ đạo thực hiện như: Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh đến năm 2020; Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước, dân số đứng thứ 4. với 76 xã và 38 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 12 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An còn 2,74%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,09%, cao hơn mức bình quân cả nước.

Cùng với nỗ lực từ phía người dân, tỉnh Nghệ An quan tâm đẩy mạnh chương trình, dự án gắn với giảm nghèo bền vững. Mục tiêu giảm nghèo trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX đã thông qua Nghị quyết: Nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm mỗi năm khoảng 1% - 1,5%, trong đó vùng miền núi từ 2% - 3%. Để thực hiện các mục tiêu đề ra cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông thông tin, nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và Nhân dân xác định rõ mục đích ý nghĩa đối với công tác giảm nghèo; phát huy tinh thần chia sẻ, tương thân, tương ái cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động vận động ủng hộ giúp đỡ các xã nghèo.

Cùng với đó là tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo; giảm chương trình hỗ trợ trực tiếp, cho không; ban hành các chính sách hỗ trợ có điều kiện sẽ làm chuyển biến nhận thức và hành động của người dân; khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên của người dân để xây dựng cuộc sống ấm no, góp phần đưa Nghệ An phát triển nhanh và bền vững.

Miền Tây Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn

Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, Nghệ An đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, đề án: Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Đề án phát triển cây con chủ yếu; các quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa, lạc, rau củ quả; các quy hoạch vùng chè, mía nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao...

Tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện liên quan đến ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ( Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 14/12/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025; Chỉ thị 29/CT-UBND ngày 5/12/2011 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020...); ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó, có ưu tiên, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp (quyết định 08/2015/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 về một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND, ngày 23/3/2015 về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư dự án công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020; số 15/2018/QĐ-UBND, ngày 30/3/2018 về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND, ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An...).

Thực hiện các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Về lĩnh vực trồng trọt:  dụng các quy trình canh tác tiên tiến như: chương trình “3 giảm, 3 tăng”, canh tác bền vững, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, ICM, sản xuất theo quy trình VietGAP, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI…; đồng thời, ứng dụng thành công một số biện pháp kỹ thuật như: kỹ thuật tưới nhỏ giọt trên cây ăn quả và mía; hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel kết hợp hệ thống điều khiển tưới tự động, theo dõi các chỉ số (độ ẩm, gió, lượng mưa, độ PH...), tưới phun mưa. 

Về công tác giống: áp dụng giống mới có năng suất cao, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống chịu dịch bệnh vào sản xuất. Chú trọng việc du nhập, trồng khảo nghiệm các giống lúa như: PHB71, 29P31, Thái Xuyên 111, Khải Phong 1… cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, có tính chống chịu cao với các dịch bệnh như rầy nâu, bạc lá, đạo ôn; các giống mía như: QĐ93-159, ROC16, ROC27, LG2, LK92-11… năng suất cao trên 100 tấn/ha; sử dụng các giống ngô có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt như: DK 6818, NK6654, LVN14, 30Y87, P4199, DK9901.

Chú trọng xây dựng các hệ thống khép kín nhà màng, nhà lưới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Chương trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất tăng nhanh. Đã tăng cường chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong sản xuất giống vật nuôi đã ứng dụng thành công kỹ thuật truyền tinh nhân tạo để phối giống cho lợn, trâu bò và gia cầm; ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi, tinh phân ly giới tính trong chăn nuôi bò sữa.

Ứng dụng công nghệ, công nghệ cao trong chăn nuôi: công nghệ tự động hóa trong cho ăn (Silo cám dây chuyển tự động), công nghệ chuồng lạnh trong chăn nuôi lợn, gà; công nghệ chuồng trại có khả năng bức xạ nhiệt mặt trời làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi; các công nghệ chế biến thức ăn…; số trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn GAHP, hữu cơ chiếm khoảng 25%.

Xây dựng hàng trăm mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học, theo hướng GAHP, VietGAHP nâng cao hiệu quả kinh tế: Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi lợn thịt theo hướng GAHP có sử dụng đệm lót sinh học tại Đô Lương, Quỳ Hợp, Tương Dương, Nam Đàn; mô hình vỗ béo trâu, bò thịt, chăn nuôi bò cái sinh sản, dê thịt thương phẩm, nuôi nhốt bò thịt kết hợp trồng cỏ, chế biến phế phụ phẩm như ủ chua thức ăn, rơm ủ ure làm thức ăn cho trâu bò; mô hình ứng dụng thụ tinh nhân tạo giống bò thịt chất lượng cao (bò BBB, Red Angus…); mô hình chăn nuôi gà thịt, gà sinh sản theo VietGAHP sử dụng đệm lót sinh học tại Anh Sơn, Tân Kỳ; chăn nuôi gà bằng thức ăn thảo dược.

Với lĩnh vực thủy sản, trong sản xuất giống thủy sản ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh như mô hình nuôi tôm trong bể xi măng, mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, nuôi tôm Semi - Biofloc, nuôi tôm VietGAP, nuôi tôm trong nhà màng... Nhiều công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất giống như hệ thống lọc và khử trùng nước bằng tia cực tím, hệ thống nâng nhiệt...

Áp dụng các kỹ thuật mới trong nuôi cá lồng công nghệ cao ở các hồ đập lớn trên địa bàn tỉnh. Nhiều đối tượng nuôi mới và mô hình nuôi thủy sản nước ngọt mới được áp dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi cá “Sông trong ao”, nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel, cá chép V1, trắm giòn, chép giòn.

Ứng dụng công nghệ trong khai thác thủy sản: Hầu hết tàu cá khai thác hải sản, nhất là đội tàu khai thác xa bờ đều được lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị hàng hải như máy dò cá, máy định vị giám sát hành trình, máy thông tin liên lạc... Ngoài ra, ngư dân đã quan tâm ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động khai thác như máy tời thủy lực, hầm bảo quản PU, đèn led… góp phần nâng cao hiệu quả của mỗi chuyến biển.

Cũng như các lĩnh vực khác, thời gian qua, ngành lâm nghiệp Nghệ An đã từng bước phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào, di truyền phân tử trong chọn tạo giống và nhân giống. Toàn tỉnh hiện có 34 vườn ươm áp dụng hệ thống tưới điều khiển tự động hoặc bán tự động, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt; một số vườn ươm đã ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, nhà màng và sử dụng vật liệu mới trong việc dâm hom.

Ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin (thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính bảng) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; áp dụng phần mềm Smart và các công cụ giám sát chuyên ngành để giám sát đa dạng sinh học được tại Vườn quốc gia Pù Mát và 2 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt; áp dụng hệ thống WebGIS để theo dõi cảnh báo cháy rừng.

Hiện nay, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép thành lập tại Quyết định 509/QĐ-TTg, ngày 31/3/2021 - đây sẽ là mô hình giúp phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển lâm nghiệp, qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã  hội trên địa bàn tỉnh.

Chú trọng thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất và chế biến 

Tỉnh đã tập trung thu hút được nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư các dự án phát triển sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản có công nghệ hiện đại, theo chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung của Công ty CP Thực phẩm sữa TH; Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp tại Nghệ An của Vinamilk; Dự án trồng và chế biến chè chất lượng cao; Dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn; Dự án đầu tư chăn nuôi bò thịt và bò giống tại tỉnh Nghệ An; Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn của tập đoàn Masan; Dự án nhà máy chế biến gỗ MDF tại Nghệ An; Nhà máy chế biến cá hộp Nghệ An của Tập đoàn Royal Foods; Dự án đầu tư ươm giống thuỷ sản của Tập đoàn Việt - Úc.

Đặc biệt là chuỗi các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Tập đoàn TH đầu tư tại Nghĩa Đàn và các huyện ven đường Hồ Chí Minh (Dự án chăn nuôi và chế biến sữa quy mô công nghiệp tập trung TH, vốn đầu tư 1,2 tỷ USD; Dự án trồng rau và hoa trong nhà kính, vốn đầu tư 2.423 tỷ đồng; Dự án Nhà máy gỗ Nghệ An, vốn đầu tư 1.896 tỷ đồng; Dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển rừng bền vững tại Nghệ An, vốn đầu tư giai đoạn 1 là 2.743 tỷ đồng; Nhà máy nước tinh khiết và nước hoa quả Núi Tiên, vốn đầu tư 1.176 tỷ đồng; Dự án Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghệ cao, vốn đầu tư 326,4 tỷ đồng…) đang là những điểm sáng trên vùng đất miền Tây Nghệ An, với cách làm điển hình về ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến thị trường tiêu thụ, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng “xanh hóa” nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội địa phương; đồng thời, làm tiền đề thu hút nhiều dự án khác vào đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Hồ Nhụy, Lê Hạnh, Trần Hảo

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.