Cao Bằng quyết tâm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững

Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, sự quyết tâm của địa phương, các chương trình, chính sách giảm nghèo đã đến được các xóm, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Cao Bằng là một tỉnh miền núi, còn nhiều khó khăn, như địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, xuất phát điểm kinh tế thấp, nên tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh còn cao. Nhiều năm qua, địa phương đã có nhiều chuyển biến trong công tác xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, sự quyết tâm của địa phương, các chương trình, chính sách giảm nghèo đã đến được các xóm, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Ảnh minh họa

Phát triển sinh kế tại chỗ

Để thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế, nâng cao thu nhập cho người nghèo, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, kích cầu hộ nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật; đồng thời vận dụng nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hộ nghèo có thêm điều kiện sản xuất.

Đặc biệt, phong trào xây dựng mô hình sinh kế, phát triển kinh tế cũng được thúc đẩy, quan tâm ở nhiều địa phương trong tỉnh, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. 

Câu chuyện về tấm gương vượt khó của gia đình chị Hoàng Thị An ở xã Cách Linh (Quảng Hòa) là một điển hình về phát triển kinh tế, thoát nghèo trong hàng trăm tấm gương thoát nghèo khác ở tỉnh Cao Bằng. 

Chị và các hộ dân trong xóm Trường An được tham gia mô hình liên kết trồng mía KK3 do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Công ty Cổ phần Mía đường Cao Bằng triển khai. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, nên khi thu hoạch, năng suất bình quân đạt 850 tạ/ha.

Năm nay ước tính gia đình chị An sẽ thu về khoảng 150 tấn mía nguyên liệu. Với giá thu mua từ 1.000 - 1.050 đồng/kg, 1 ha mía có thể mang về cho gia đình chị trên 85 triệu đồng. Đây là thành quả từ sự hỗ trợ của Nhà nước về giống, phân bón và đầu ra cho sản phẩm mía. Ngoài trồng mía, chị làm chuồng trại chăn nuôi gà sạch...  Cuộc sống gia đình chị cũng dần khấm khá, thoát khỏi cái nghèo đeo bám.  

Hay như gia đình chị Lầu Thị Sài xóm Tềnh Cà Lừa, xã Quý Quân (Hà Quảng) là một trong 6 hộ thoát nghèo của xóm. Gia đình chị từng rất khó khăn, chỉ biết trồng ngô, trồng lúa để sinh sống, cái nghèo cứ đeo bám, cuộc sống khốn khó cùng cực. Khi xã có Chương trình 30a, 135 về việc triển khai mô hình nuôi gà, nuôi lợn, chị mạnh dạn đăng ký tham gia lớp tập huấn về cách chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ. 

Với kiến thức học được, chị tập trung trồng cỏ voi để nuôi bò, nấu cám nuôi lợn, nấu rượu. Thu nhập gia đình dần nâng lên, ổn định. Thời điểm này, gia đình chị đã thoát nghèo. Chị còn dự định mở rộng chăn nuôi bò sinh sản, xây dựng chuồng trại kiên cố nuôi lợn để phát triển kinh tế hơn nữa. 

Bên cạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, tỉnh ưu tiên phát triển các trang trại, hợp tác xã sản xuất theo hướng chuỗi giá trị hàng hóa. Thời gian qua, mô hình kinh tế, hợp tác xã của tỉnh Cao Bằng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc nâng cao nhận thức, tạo việc làm cũng như thu nhập cho người nghèo. 

Một điển hình về hợp tác xã tạo vùng hàng hóa tập trung, phát huy lợi thế địa phương, từ đó tăng giá trị nông sản, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân là hợp tác xã Án Lại, xã Nguyễn Huệ (Hòa An).

Năm 2013, hợp tác xã Án Lại được thành lập, là bước ngoặt trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của bà con nơi đây. Hợp tác xã kêu gọi bà con phát triển vùng nguyên liệu dong riềng, sản xuất tinh bột để vừa giữ gìn nghề làm miến truyền thống, vừa phát triển kinh tế gia đình, không để xảy ra tình trạng thương lái ép giá.

Hợp tác xã ứng trước giống và phân bón, bà con thi đua tăng gia sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu hơn 100ha. Nhờ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành, HTX đã xây dựng được nhà xưởng, mua máy móc phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất.

Bên cạnh nghề sản xuất miến dong, cây dong riềng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương. Hợp tã xã Án Lại bao tiêu sản phẩm cho các thành viên và hơn 200 hộ liên kết trong xã với sản lượng trung bình 6 tấn/hộ/năm. Các hộ thành viên của hợp tác xã Án Lại và khoảng 20 lao động địa phương có việc làm ổn định với thu nhập trung bình 4,5 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương. 

Đổi mới phương thức hỗ trợ, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Giai đoạn 2022 - 2025, theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều mới, toàn tỉnh Cao Bằng có 42.580 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 33,09%), 17.110 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 13,3%); có 6 huyện có tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo trên 50%, gồm: Bảo Lâm 77%, Nguyên Bình 72%, Hạ Lang 66%, Bảo Lạc 63%, Thạch An 61%. Đây là các huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, sống tại các xã đặc biệt khó khăn, thuộc đối tượng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025.

Với chuẩn nghèo mới, chuẩn nghèo đa chiều, thì tỷ lệ hộ nghèo của Cao Bằng thời gian tới còn rất là cao. Tỷ lệ khoảng 33%, cận nghèo 13%, như vậy, tổng số hộ nghèo là rất lớn, đặt ra yêu cầu cao, trong điều kiện là làm thế nào để xóa nghèo một cách bền vững, để tránh tái nghèo. 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đặt mục tiêu: Mỗi năm thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4%/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Tỉnh quyết tâm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hướng đến giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo.

Đối với địa bàn huyện nghèo, thực hiện mục tiêu từng bước xóa bỏ tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trên cơ sở tập trung, lồng ghép nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; lấy phát triển kinh tế là trọng tâm để giảm nghèo bền vững; chú trọng triển khai các dự án giảm nghèo nhằm hình thành vùng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo động lực phát triển.

Đối với hộ nghèo, đổi mới phương thức hỗ trợ thông qua các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư); hộ gia đình tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, tài sản, hiện vật hoặc tiền; từng bước xóa bỏ chính sách cho không. Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người dân, chuyển dịch lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.

Để thực hiệu mục tiêu đó, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa trong công tác giảm nghèo, khơi dậy tinh thần tự vươn lên của người dân để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể, lồng ghép các nguồn vốn của chương trình mục tiêu giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia, kêu gọi nguồn xã hội hóa tham gia giảm nghèo; thực hiện tốt công tác đánh giá sơ kết, tổng kết và kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bạch Hân, Thu Huyền, Hoàng Giang

Chàng trai người Mông mở HTX bao tiêu hàng nghìn tấn dứa cho người dân biên giới

Năm 2022, anh Thào A Giàng thành lập Hợp tác xã dứa Mường Nhà (Điện Biên), liên kết với gần 70 hộ dân bản giáp biên trồng hơn 60ha cây dứa mật, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra giúp bà con.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Nước sạch đến với học sinh vùng cao Nậm Pồ

Tính tới ngày 31/10, toàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 26 giếng khoan tại các trường học trên địa bàn.

Nhiều hộ dân ở Phong Thổ viết đơn xin thoát nghèo

Những lá đơn xin thoát nghèo đã thể hiện nguyện vọng, khẳng định ý chí tự lực vươn lên của một bộ phận đồng bào ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) trong hành trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Linh hoạt thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND, trong đó có 6 nhóm chính sách trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Tuần Giáo nỗ lực thực hiện 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế

Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số học sinh trên địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tham gia bảo hiểm y tế là 1.335 em, đạt 106.8% kế hoạch tỉnh giao.

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tuần Giáo nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy giảm nghèo

Những việc làm hỗ trợ thiết thực đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân của huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tây Ninh: Nhiều cơ chế giảm nghèo đa chiều hiệu quả

Tỉnh Tây Ninh ban hành và thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, mô hình giảm nghèo đa chiều hiệu quả cho vùng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

TP Bà Rịa khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân

Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp người dân Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá.