Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, công tác truyền thông chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Trung - Tây Nguyên cần được thay đổi để phát huy hiệu quả.

Nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong bối cảnh chuyển đổi số, theo TS Trần Quang Diệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, công tác truyền thông phải đi trước một bước, cần xây dựng chiến lược truyền thông dài hạn, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các thiết chế truyền thông, đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở… để tuyên truyền, giải thích và định hướng cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực này hiểu rõ, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch.

Hai là, các cơ quan truyền thông, báo chí trong khu vực cần quan tâm hơn nữa tới truyền thông chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp và phát huy thế mạnh của các cơ quan báo chí, truyền thông ở Trung ương có cơ quan đại diện trong khu vực và cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh, cùng đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở để đẩy mạnh truyền thông chính sách tới đồng bào dân tộc thiểu số.

Ba là, cơ quan truyền thông, báo chí ở khu vực cần nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về công tác dân tộc đối với các phóng viên, biên tập viên. Coi trọng việc tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông phù hợp với đặc thù từng đối tượng truyền thông, từng dân tộc trong khu vực.

Bốn là, nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục, thông tin dành cho vùng dân tộc thiểu số trong khu vực theo hướng dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo, thiết thực với đồng bào. Tiếp tục mở rộng mạng lưới internet trong khu vực để đồng bào tiếp cận với các kênh truyền thông, như báo điện tử, cổng thông tin của chính quyền địa phương. Xây dựng các sản phẩm báo chí truyền thông đa nền tảng, báo chí liên kết, khai thác trên nền tảng các phương tiện truyền thông xã hội… để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, theo nguyên tắc “công chúng ở đâu, truyền thông ở đó”.

Các cơ quan báo chí, truyền thông trong khu vực cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ để chia sẻ thông tin, xây dựng các tuyến bài phù hợp với sự phát triển chung của các phương tiện truyền thông mới. Cần có cơ chế phối hợp tuyên truyền giữa các cơ quan báo chí các tỉnh, thành phố trong khu vực để có các tuyến bài phù hợp với đồng bào trong từng địa phương.

Năm là, xây dựng mạng lưới cộng tác viên báo chí, truyền thông ở các tỉnh, thành phố trong khu vực, ưu tiên cộng tác viên là đồng bào dân tộc thiểu số để tập huấn và hướng dẫn các kỹ năng tác nghiệp báo chí cơ bản. Xây dựng đội ngũ chuyên trách hướng dẫn các cộng tác viên là đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó thu thập các ý kiến góp ý, đánh giá để các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng được các tuyến bài phong phú, phù hợp và thu hút được công chúng là người dân tộc thiểu số trong khu vực tiêp cận nhiều hơn các kênh báo chí chính thống.

Sáu là, sử dụng những người có kinh nghiệm như già làng, trưởng bản, đội ngũ tuyên truyền viên cấp cơ sở hiểu biết về văn hóa, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số để tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân để cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương, các cơ quan báo chí nhằm thay đổi nội dung, hình thức truyền thông chính sách phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương. Phát huy hiệu quả của các hình thức truyền thông trực tiếp, nhất là các nhà văn hóa trong khu vực để thiết chế văn hóa này thực sự trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, trao đổi thông tin, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của người dân địa phương…

Bảy là, khuyến khích các cơ quan, tổ chức xã hội thực hiện công tác truyền thông chính sách tại khu vực, kể cả các doanh nghiệp hay các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, cần giám sát để bảo đảm những thông tin hướng tới đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực là thông tin chính thống, có giá trị nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong khu vực. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý các đối tượng lợi dụng việc “truyền thông chính sách” để tuyên truyền, kích động đồng bào chống phá Đảng và Nhà nước.

Các cơ quan báo chí, truyền thông trong khu vực cần sớm chuyển đổi mô hình tổ chức tòa soạn, chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với xu thế chuyển đổi số, tận dụng được thế mạnh của kỹ thuật, công nghệ để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác truyền thông chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Trung - Tây Nguyên.

Duy Khánh, Lê Hạnh, Hoàng Giang, Huy Linh, Tuấn Kiệt

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Xóa vùng lõm sóng di động và cung cấp cáp quang tới 100% thôn, bản

Khẩn trương nâng cấp đường trục quốc gia để sớm thương mại hóa 5G trong năm 2024; xóa vùng lõm sóng di động trên phạm vi toàn quốc; phấn đấu 100% thôn, bản được cung cấp cáp quang.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.