Nam Định:

Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi, tạo sinh kế cho người nghèo

Nam Định đang quyết liệt triển khai hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi, tập trung vào việc hỗ trợ vốn vay, tạo sinh kế cho người nghèo thoát nghèo.

Nam Định là tỉnh có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, do đó nguồn vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, phục vụ giảm nghèo, thúc đẩy trồng trọt, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng. Điều này càng được khẳng định khi Nghị định số 78/2022/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác ra đời và triển khai trong 20 năm qua tại đây.

Là một trong những hộ được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 78, bà Trần Thị L., ở xóm 3, xã Giao Long, (Giao Thủy, Nam Đinh) cho hay, năm 2019 gia đình bà thuộc diện hộ cận nghèo của xã nên đã làm đơn đơn đề nghị và được tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của xóm bình xét đề nghị NHCSXH huyện cho vay 50 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ cận nghèo. 

Từ vốn vay này, bà L. cho hay đã đầu tư cải tạo đầm nuôi tôm và cá. Nhờ đó, trung bình mỗi vụ mùa, gia đình bà thu về 6 tạ tôm, 25 tấn cá các loại, sau khi trừ chi phí thu nhập của gia đình lãi 12 triệu đồng/tháng. 

Sau khi thoát nghèo vào đầu năm 2022, NHCSXH lại tiếp tục cho gia đình bà vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo. Có được vốn, gia đình bà thuê thêm đầm và đầu tư mua thêm con giống tôm, cá. Sau một vụ mùa, gia đình bà thu hoạch được hơn 1 tấn tôm và 47 tấn cá, trừ chi phí thu nhập của gia đình được 21 triệu đồng/tháng. Ngoài nuôi tôm cá, bà còn nuôi các loại gia cầm khác. Nhờ vậy, tổng lợi nhuận hàng tháng thu được đã trừ chi phí còn từ 250 – 300 triệu đồng/năm.

Từ những lợi nhuận thu được đã giúp gia đình bà L. có vốn để tái sản xuất, nuôi các con ăn học và xây nhà mới.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo sinh kế cho nhiều người dân ở Nam Định thoát nghèo.

Thông tin tại hội nghị tổng kết 20 năm (2002-2022) thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP của Chính phủ (tín dụng chính sách), do UBND tỉnh Nam Định tổ chức mới đây đã cho biết, đến nay tỉnh đã và đang triển khai thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách, đi sâu, đáp ứng cả các “phân khúc nhu cầu” của người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nghèo trong tỉnh đã có nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, có sinh kế, thu nhập bền vững.

Tính đến 31/8/2022, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách được thực hiện ở Nam Định đạt hơn 3.741 tỷ đồng (gấp hơn 18 lần so với năm 2003), tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 17,5%/năm. Hiện có 97.407 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.

Thông qua vốn tín dụng chính sách đã có 770.016 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Nam Định được vay vốn với doanh số cho vay đạt 12.987,4 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 9.448,5 tỷ đồng. Góp phần giúp 87.491 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho 59.710 lao động, 114.030 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập.

Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng chính sách giúp xây dựng 489.021 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; 4.088 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, 290 căn nhà cho người thu nhập thấp; 2.376 lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài...

Tín dụng chính sách góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2010 từ 13,44% xuống 9,95%; giai đoạn 2011-2015 từ 8,3% xuống 3,77%, giai đoạn 2016-2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều từ 5,7% xuống 0,86% và đến cuối năm 2021 theo chuẩn nghèo mới là 1,74%.

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định - Phạm Đình Nghị, cho hay, thực tế nhiều năm đã chứng minh, tín dụng chính sách xã hội là "điểm sáng", công cụ, giải pháp căn cơ, lâu dài để tình này thực hiện các mục tiêu, kế hoạch giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Hoàng Hiệp, Ngọc Chính, Anh Dũng

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.