Thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng gắn với việc hỗ trợ giảm nghèo

NHNN đã ban hành Quyết định số 1449/QĐ-NHNN kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng và thực hiện các giải pháp để tăng nguồn vốn cho vay, ưu tiên bố trí vốn cho vay phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên tinh thần đó, NHNN đã ban hành Quyết định số 1449/QĐ-NHNN kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025.

Thực hiện Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 và hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 – 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động tại Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 02/6/2022, NHNN ban hành Kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện phong trào thi đua trong toàn ngành Ngân hàng.

Mục đích của kế hoạch nhằm quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững; các nội dung, giải pháp theo Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 – 2025 và Kế hoạch triển khai thực hiện của ngành Ngân hàng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị.

Một trong những nội dung của kế hoạch là thi đua thực hiện tốt các giải pháp của ngành Ngân hàng trong công tác giảm nghèo bền vững, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố tham mưu cho Thống đốc NHNN và chính quyền địa phương thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng gắn với việc hỗ trợ giảm nghèo; hỗ trợ địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025.

Các tổ chức tín dụng tập trung huy động nguồn vốn, cho vay phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp. Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, trong đó có chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chủ động xây dựng và thực hiện các giải pháp để tăng nguồn vốn cho vay, ưu tiên bố trí vốn cho vay phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, chủ động, tích cực huy động nguồn lực, có đóng góp thiết thực trong công tác giảm nghèo và hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, địa bàn nghèo nhất là khu vực miền núi, nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn.

...V.v....

Hồng Vũ

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.