Năm 2024, Quảng Bình phân bổ hơn 20 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ người nghèo

Năm 2024, UBND tỉnh Quảng Bình phân bổ hơn 20 tỷ đồng để thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn; đầu tư giáo dục nghề nghiệp, việc làm, công nghệ thông tin…

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

giao-duc-1.jpg
Đến nay, các địa bàn đặc biệt khó khăn đã tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin... (Ảnh: Minh hoạ)

Theo đó, UBND tỉnh phân bổ 20,569 tỷ đồng để thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến, xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; hạ tầng kỹ thuật kết nối tuyến đường từ cầu vượt lũ Liên Trường - Phù Hóa đi trung tâm xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch; bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn xã...

UBND tỉnh giao UBND các huyện trình HĐND huyện thông qua về phân bổ chi tiết danh mục công trình, dự án cho đơn vị, địa phương trực thuộc, theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và văn bản hướng dẫn của chương trình; thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ ngân sách cấp huyện, cấp xã, đóng góp của người dân, các chương trình mục tiêu, nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã ban hành. 

Năm 2023, các hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Quảng Bình được hỗ trợ giúp đỡ, cải thiện các chiều thiếu hụt như thu nhập, việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin… đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo tại các địa phương của Quảng Bình.

Đến nay, các địa bàn đặc biệt khó khăn đã được đầu tư cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. 

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,95% so với năm 2022, đạt 118,7% (hiện nay còn 10.473 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,05%); hộ cận nghèo giảm 0,75% so với năm 2022, đạt 150% (hiện nay còn 10.379 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 4,01%). Năm 2024, tỉnh Quảng Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,8% so với năm 2023 (giảm 2.000 hộ).

Mỹ Hoà và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.