Khánh Hoà: Nâng cao năng lực cán bộ truyền thông cơ sở về công tác giảm nghèo

Thời gian qua, lực lượng truyền thông cơ sở trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã làm tốt chức năng thông tin, tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.

Xác định vai trò quan trọng của công tác truyền thông về giảm nghèo, thời gian qua, tỉnh Khánh Hoà đã tập trung thông tin, tuyên truyền, trong đó chú trọng tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác truyền thông về giảm nghèo.

he thong loa phat thanh o binh thuan.png
Tại Khánh Hoà, nhiều địa phương đã vận hành hoạt động đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác tuyên truyền. Ảnh: Minh hoạ

Mới đây, ngày 4/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phối hợp với Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 200 đại biểu là cán bộ thông tin và truyền thông đến từ phòng văn hóa và thông tin, trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao các huyện, thị xã, thành phố, đài truyền thanh cấp xã, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Khánh Hòa năm 2023.

Lớp tập huấn tập trung phổ biến một số nội dung quy định, kiến thức cơ bản về hoạt động thông tin cơ sở, chiến lược phát triển thông tin cơ sở giai đoạn 2021 – 2025, định hướng hoạt động truyền thanh cấp huyện đến năm 2025, hoạt động truyền thanh cấp xã và vận hành hoạt động đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông….

Trước đó, vào giữa tháng 8/2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa cũng đã tổ chức đợt tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức cho hơn 160 cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của việc tập huấn cho các cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp trên địa bàn tỉnh là nhằm phổ biến, hướng dẫn những nội dung như: Xây dựng và triển khai dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững; xây dựng dự án sản xuất chuỗi liên kết và dự án cộng đồng; quy trình rà soát hộ nghèo, cận nghèo; quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025… 

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hoà cho biết, thời gian qua, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh đã làm tốt chức năng thông tin về chính sách, pháp luật của nhà nước; cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội, phục vụ tốt nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở.

Trong đó, có nhiều địa phương đã chú trọng nâng cao hoạt động thông tin cơ sở thực sự hiệu quả. 

Như tại thành phố Nha Trang, thời gian qua, thành phố đã chú trọng đầu tư phát triển nhân lực làm công tác thông tin cơ sở. Theo đó, đội ngũ nhân sự làm công tác thông tin truyền thông của thành phố đều được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ do thành phố tổ chức. Qua đó, được trang bị kỹ năng thực hiện các loại hình truyền thông cơ sở ở xã, phường; xây dựng chương trình phát thanh cơ sở; kỹ năng viết tin, bài, ảnh đăng trên trang thông tin điện tử; kỹ năng ứng xử truyền thông trên môi trường mạng…

Theo báo cáo sơ bộ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, toàn tỉnh Khánh Hoà có 7.390 hộ nghèo (giảm 3.436 hộ), chiếm 2,16%; có 12.762 hộ cận nghèo (giảm 3.716 hộ), chiếm 3,74%. Kết quả sơ bộ đã phản ánh được những nỗ lực của tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm chăm lo đời sống người dân thời gian qua, đặc biệt là sự nỗ lực trong công tác truyền thông giúp thay đổi nhận thức của người dân để họ nỗ lực, phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Hải Yến

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.