Hậu Giang quan tâm các giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng, BHYT cho người nghèo

Để bù đắp các chiều thiếu hụt về mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, Hậu Giang đặc biệt quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp về chăm sóc sức khỏe, BHYT, dinh dưỡng.

Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kế hoạch giảm nghèo đa chiều, bền vững, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 10 Quy định chính sách hỗ trợ an sinh xã hội và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2025.

Theo đó, tỉnh Hậu Giang hỗ trợ 500.000 đồng/hộ/tháng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em là dân tộc thiểu số, trẻ em đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng hoặc trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội mắc bệnh hiểm nghèo, mắc bệnh tim bẩm sinh mà chi phí điều trị vượt quá khả năng chi trả, điều kiện kinh tế của gia đình, phải điều trị dài ngày hoặc điều trị nhiều lần trong năm tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên, mức hỗ trợ đột xuất để khám chẩn đoán xác định, phẫu thuật, điều trị tối đa không quá 10.000.000 đồng/trường hợp và hỗ trợ 1 lần/trường hợp/năm.

Để bù đắp các chiều thiếu hụt về mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, tỉnh còn thực hiện đồng bộ các giải pháp về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ nhà ở… Nhờ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả tích cực. Nếu năm 2016 toàn tỉnh Hậu Giang có 29.045 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,9%, thì đến nay giảm còn 4,84% với 9.736 hộ nghèo.

Không chỉ hỗ trợ BHYT, khám chữa bệnh cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, Hậu Giang còn tập trung hỗ trợ về dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt quan tâm đến hộ nghèo, hộ cận nghèo.

haugiang giamngheo
.png
Người dân xã Hỏa Tiến, TP.Vị Thanh (Hậu Giang), thu hái dứa. 

Mới đây, trên 2.680 trẻ dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được cấp phát vi chất dinh dưỡng. Bà Đặng Thị Mỹ Linh, Khoa Dân số - Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, cho biết huyện đã hoàn thành cấp phát cho tất cả trẻ suy dinh dưỡng thuộc đối tượng được cấp vi chất dinh dưỡng. Cán bộ dân số tư vấn, tuyên truyền các gia đình về lợi ích của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ và hướng dẫn liều lượng cho trẻ uống mỗi ngày.

Được quan tâm hỗ trợ vi chất dinh dưỡng và tư vấn giúp các gia đình hiểu được tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ.

Ngoài cấp vi chất dinh dưỡng, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh cũng in và cấp phát 75 quyển sổ theo dõi quản lý tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo); mua 75 cân trẻ sơ sinh có thước đo chiều cao nằm và 75 cân sức khỏe có thước đo chiều cao đứng cấp cho trạm y tế xã, phường, thị trấn để theo dõi, đánh giá chặt chẽ tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Năm 2023, ngành y tế tỉnh cũng đã thực hiện hoàn thành 2 đợt chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ với hàng chục nghìn trẻ và phụ nữ sau sinh 1 tháng được bổ sung vitamin A liều cao. 

Ngoài các đợt cao điểm bổ sung vi chất dinh dưỡng, các cơ sở y tế đều duy trì thường xuyên việc tư vấn, bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ và thai phụ, sản phụ sau sinh 1 tháng nhằm bổ sung đầy đủ lượng của tất cả các vi chất dinh dưỡng cần thiết, giúp trẻ phát triển toàn diện, tối ưu.

Bên cạnh đó, mạng lưới dinh dưỡng cơ sở được quan tâm củng cố, góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông và thực hiện tốt chương trình can thiệp “Cải thiện dinh dưỡng” cho trẻ. Hoạt động truyền thông lưu động về cải thiện dinh dưỡng đang được thực hiện đồng loạt trên phạm vi cả tỉnh. Các xe tuyên truyền cổ cộng di chuyển trên các tuyến đường và phát các thông điệp khuyến cáo về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, bao gồm trẻ dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Minh An 

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.