Hàng nghìn hộ dân TP.HCM thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Theo đó, có gần 276.000 lượt hộ thoát nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 321.000 lao động; trên 117.000 lượt học sinh, sinh viên được vay vốn để học tập; cải tạo và xây dựng mới hơn 320.000 công trình nước sạch và vệ sinh trên địa bàn 5 huyện ngoại thành…

Tính đến ngày 30/9/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.500 tỷ đồng.

Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, UBND thành phố và các quận, huyện, thành phố Thủ Đức luôn dành ưu tiên nguồn ngân sách ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số tiền hơn 2.800 tỷ đồng để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP

Từ các chương trình tín dụng khi mới thành lập nhận bàn giao, đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh TP.HCM đã và đang triển khai tổng cộng 16 chương trình tín dụng chính sách xã hội, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt 7.494 tỷ đồng, tăng gấp hơn 80 lần so với thời điểm mới thành lập.

Hiện có 155.246 khách hàng còn đang vay vốn, dư nợ bình quân của một hộ nghèo là 43,8 triệu đồng/hộ. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội không ngừng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 9,3% xuống còn 0,59% trên tổng dư nợ so với thời điểm thành lập.

Về mục tiêu và giải pháp thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, phấn đấu đạt được các mục tiêu trọng tâm như đến năm 2030 có 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vượt chuẩn cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

Đồng thời phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động của TP. HCM nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay, những kết quả đạt được trong 20 năm qua đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM. Thành tựu của tín dụng chính sách xã hội được đánh giá là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của cả nước nói chung và của TP. HCM nói riêng.

Ông đề nghị, thời gian tới cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố. Đồng thời, xem xét bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Thạch Thảo, Trần Hảo, Thu Hà

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.