Hàm Thuận Nam chú trọng giảm suy dinh dưỡng, cấp thẻ BHYT cho người người nghèo

Công tác giảm nghèo bền vững, giảm nghèo đa chiều được triển khai ở Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, hướng đến đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, qua rà soát gần 30.850 hộ trên địa bàn toàn huyện vào cuối năm 2022, địa phương ghi nhận có 772 hộ nghèo (chiếm 2,5% tổng số hộ) và 1.189 hộ cận nghèo (chiếm 3,85%). 

Công tác giảm nghèo bền vững, giảm nghèo đa chiều được triển khai ở Hàm Thuận Nam hướng đến đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin...  

Để người dân tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng, giảm bớt nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo hóa, huyện Hàm Thuận Nam luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, đảm bảo hiệu quả trong triển khai thực hiện, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về mục đích, ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng ban hành văn bản chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể chung tay vào cuộc và tổ chức thực hiện. 

Chị Mang Thị Đào là một trong những hộ nghèo của xã Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam). Cuộc sống gia đình chị rất khó khăn, hằng ngày chủ yếu đi làm thuê làm mướn để trang trải cuộc sống gia đình. Gần đây, chị hay đau ốm, nhờ có thẻ BHYT do địa phương trao tặng, tiền thuốc men của chị đã được BHYT chi trả, gia đình đã bớt đi phần nào khó khăn.  

Trong năm 2023, huyện Hàm Thuận Nam lập danh sách đề nghị gia hạn và cấp mới thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng được Nhà nước cấp năm 2023 với tổng số 5.793 thẻ; trong đó có 1.475 thẻ đối với đối tượng là hộ nghèo; 3.539 thẻ đối với đối tượng là hộ cận nghèo...

Xác định những nguyên nhân về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận phối hợp với tuyến y tế cơ sở ở huyện Hàm Thuận Nam kịp thời tuyên truyền, can thiệp những thời điểm hiệu quả nhất trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ từ 0 - 24 tháng tuổi.

Cùng với đó, phụ nữ mang thai được tư vấn, hướng dẫn dinh dưỡng thiết yếu bao gồm bổ sung sắt, axit folic, bổ sung năng lượng và thực hành phù hợp về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Trẻ 6 - 60 tháng tuổi, định kỳ 2 lần/năm, được uống bổ sung vitamin A liều cao, uống thuốc tẩy giun (24 - 60 tháng tuổi). Riêng đợt 2 của năm 2023, toàn huyện có 9.970 trẻ trong tổng số 9.987 trẻ được uống bổ sung Vitamin A liều cao, thuốc tẩy giun, đạt tỷ lệ 99,8%.

nong-thon-moi-soc-son-vnn-21-1.jpg
Trẻ em được quan tâm, chăm lo, giảm suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân, thấp còi. 

Kết quả, số trẻ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân, thấp còi ở Hàm Thuận Nam giảm theo từng năm. Năm 2023, huyện có 10.242 trẻ dưới 5 tuổi thì có 696 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, chiếm tỷ lệ hơn 6%; 1.100 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, chiếm tỷ lệ 10,74%. 

Thực hiện chỉ tiêu năm 2023, toàn huyện Hàm Thuận Nam đã giảm được 117 hộ nghèo (vượt gần 50% kế hoạch), tiếp tục phấn đấu có ít nhất 100 hộ nghèo thoát nghèo cùng với 115 hộ thoát cận nghèo trong năm 2024.

Để giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững, mấu chốt vòng tròn “kinh tế - bữa ăn dinh dưỡng” là giải quyết vấn đề cải thiện sinh kế, cùng hỗ trợ vốn vay và đào tạo kỹ năng chăn nuôi, trồng trọt cho gia đình khó khăn, kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em, từ đó tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ không còn rơi vào vòng lẩn quẩn.

Vì vậy, Hàm Thuận Nam quan tâm phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt, cách làm mới phù hợp từng địa bàn, thổ nhưỡng, tập quán của người dân; đặc biệt hộ nghèo, cận nghèo vừa mới thoát nghèo. Cụ thể, hướng dẫn người dân cách canh tác cây thanh long, trồng bắp, kỹ thuật nuôi bò sinh sản, nuôi dê… Đồng thời, giúp các hộ nghèo, khó khăn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bên cạnh đó, sự quyết tâm của người dân làm ăn để vươn lên, thoát nghèo bền vững cũng là yếu tố quan trọng. Thông qua đó, những gia đình này thoát nghèo, có nguồn thu nhập ổn định, bữa ăn từng thành viên trong gia đình được cải thiện, rút ngắn số lượng trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi.  

Tại Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2025, tiêu chí đo lường nghèo đa chiều là:

(1) Tiêu chí thu nhập

- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

(2) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (6 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Minh An 

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.