Bà Rịa - Vũng Tàu

Đột phá trong xóa toàn bộ hộ nghèo tại Châu Đức

Với việc huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội, đến nay toàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã hoàn thành khâu đột phá là xóa hết 610 hộ nghèo trong năm 2023.

Ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết Châu Đức là huyện thuần nông, thuộc vùng sâu, vùng xa và là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhất tỉnh với 15 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. 

Công tác giảm nghèo là 1 trong 2 khâu đột phá năm 2023 của huyện. Với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, huyện đã vận đồng hơn 3,5 tỷ để hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ sinh kế, cây con giống, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chia sẻ về những kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm sáng tạo, ông Nguyễn Tấn Bản cho biết địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp thực hiện tốt các chương trình giảm nghèo bền vững, công tác an sinh xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện các chính sách giảm nghèo, tín dụng ưu đãi, y tế, giáo dục, nhà ở, khuyến nông, dạy nghề, giải quyết việc làm, duy trì và nhân rộng mô hình sinh kế giảm nghèo hiệu quả…

Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn huyện đã vận động xây dựng mới 29 căn nhà, sửa chữa 41 căn nhà, hàng chục hố xí hợp vệ sinh…; hỗ trợ sinh kế cho 397 hộ nghèo, hộ khó khăn cây-con giống để phát triển sản xuất; hỗ trợ việc làm cho 115 lao động tại các doanh nghiệp, tạo việc làm ổn định 348 lao động nghèo trong các dự án kinh doanh nhỏ…

Đến cuối năm 2023, huyện Châu Đức không còn hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh (thoát nghèo 610/610 hộ, đạt 100% kế hoạch), về đích sớm 2 năm so với mục tiêu giảm nghèo của cả giai đoạn.

Huyện Châu Đức đã triển khai, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cũng như liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động này giúp hội viên nông dân, người dân phát triển kinh tế, góp phần trong phong trào xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại địa phương là mô hình trồng nấm rơm của gia đình ông Trần Hài Hòa (thôn 2, xã Bình Trung). Nấm rơm của gia đình ông sau khi thu hoạch đều được tiêu thụ hết tại thị trường trong tỉnh. Hiện nay, trên diện tích 1.000m2, với 20 nhà trồng nấm, bình quân ông Hòa sản xuất 10 vụ/năm, cho sản lượng khoảng 1-1,2 tấn. Ông Hòa cho biết với giá bán từ 65-70 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình ông lãi gần 20 triệu đồng/1 vụ.

Theo ông Hòa, đầu ra của nấm rơm hiện ổn định, vì vậy ông Hòa rất cần vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Tháng 3 vừa qua, dưới sự hỗ trợ của Hội Nông dân huyện, ông được vay vốn 100 triệu đồng để mở rộng quy mô trại nấm.

Với nguồn vốn vay này, ông đã mua máy trộn giá thể, nồi hơi và nguyên liệu làm nấm. "Hy vọng, với sự đầu tư này, 6 tháng cuối năm tôi sẽ đẩy công suất trại nấm lên trên 1,5 tấn/tháng. Bên cạnh đó, tôi cũng liên kết bao tiêu sản phẩm nấm cho bà con nông dân trên địa bàn khác của huyện”, ông Hòa nói. Nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, cùng với sự đồng hành của địa phương đã giúp hộ gia đình ông Hòa và nhiều gia đình, trong đó có các hộ nghèo, tăng thêm thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Động viên ý chí tự lực, khát khao thoát nghèo của bà con cũng là giải pháp quan trọng nhất mà huyện Châu Đức thực hiện để về đích sớm 2 năm trong công tác giảm nghèo. Tại huyện, chính quyền các cấp thường xuyên động viên, đồng hành, giúp bà con tận dụng các cơ hội thoát nghèo dù nhỏ nhất. 

"Nghèo vật chất nhưng không nghèo ý chí, đó là phương châm của huyện Châu Đức", ông Nguyễn Tấn Bản cho biết. Theo đó, 610 hộ nghèo đồng thuận ký vào đơn xin ra khỏi diện nghèo. Đó là thành công lớn của các cấp ủy, chính quyền huyện Châu Đức.

Dù đến nay một số hộ vẫn còn khó khăn, nhưng theo ông Bản, huyện xác định luôn tiếp tục đồng hành với họ, duy trì các hỗ trợ ví dụ như về thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất… để giúp họ thoát nghèo bền vững, không bị tái nghèo.

thach thao bhyt 16 646.jpeg
Tây Ninh hỗ trợ đóng BHYT cho các hộ nghèo, đồng hành người dân trong khám chữa bệnh. 

Nhằm chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, trong năm 2024, huyện Châu Đức tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội, hỗ trợ cây - con giống, vật tư nông nghiệp, buôn bán nhỏ… tạo sinh kế cho hộ mới thoát nghèo phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Minh An

Hồ Nhụy và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.