Đổi mới mô hình tăng trưởng để sớm đạt mục tiêu thu nhập trung bình cao

Cơ cấu lại nền kinh tế được xác định là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Cách nay ít lâu, GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda (Tokyo), nêu vấn đề Việt Nam phải tăng năng suất để tránh bẫy thu nhập trung bình.

Trước thực tế  năng suất lao động tại Việt Nam vẫn còn một khoảng cách xa  so với một số nước châu Á, cần  rút ra bài học kinh nghiệm để có những giải pháp linh hoạt  nâng cao năng suất lao động. 

Mặc dù có lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp, chưa đáp ứng cho định hướng phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục đào tạo, đặc biệt đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tình trạng thất nghiệp cao trong thanh niên, đặc biệt là những người tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng là vấn đề đáng báo động.

Ảnh minh họa

Theo báo cáo, khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy, khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có kỹ năng lãnh đạo và quản lý; huy động lao động có kỹ năng kỹ thuật, ngoại ngữ. Ngoài ra, hạn chế trong nhận thức của người lao động về năng suất và đổi mới sáng tạo cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng chậm về năng suất lao động. Chính vì vậy, đào tạo với việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần có sự gắn kết và khuyến khích. Việc liên kết hiệu quả giữa cơ sở đào tạo, trường dạy nghề với các doanh nghiệp là cần thiết để nâng cao đội ngũ lao động chất lượng cao, đúng chuyên ngành; đổi mới phương thức dạy và học, đồng thời đầu tư cho hạ tầng giáo dục, đặc biệt là giáo dục dạy nghề và đại học cũng như công nghệ thông tin và truyền thông. 

Thực tế cho thấy, cách tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua là tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, dẫn tới khi hiệu quả sử dụng vốn ngày một giảm. Nguồn nhân lực chất lượng thấp, một nền công nghệ lạc hậu, Việt Nam có thể nào duy trì được mức tăng trưởng hiện tại, từ đó cũng không thể tăng mức thu nhập bình quân đầu người, từ đó sẽ vùng vẫy mãi trong mức thu nhập trung bình. 

Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu, tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,44% GDP năm 2021, do đó, cần tăng khả năng hấp thụ công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân.

Thực tế, trong suốt 20 năm qua, Việt Nam đã thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng phần lớn là các doanh nghiệp đầu tư trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, tận dụng lao động giá rẻ, chứ chưa tập trung vào các ngành hay các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Bên cạnh đó, sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước làm hạn chế khả năng lan tỏa công nghệ và hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, cần đưa ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI để tăng cường chuyển giao công nghệ và tăng khả năng hấp thụ cũng như hiệu ứng lan tỏa công nghệ.

Tại Việt Nam, thị trường khoa học và công nghệ đang từng bước phát triển, song các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn cung cấp các giải pháp chất lượng cao, dẫn tới tình trạng doanh nghiệp không tiếp cận được với công nghệ tiên tiến, hoạt động đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Thị trường khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ số còn nhiều vướng mắc, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Đây là vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế. Vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho thị trường này phát triển hơn nữa ở Việt Nam. Ngoài ra, việc tăng năng suất lao động và đổi mới sáng tạo không phải là vấn đề của một ngành, một lĩnh vực mà là vấn đề mang tính hệ thống, đòi hỏi phải đồng bộ hóa chính sách và thống nhất giữa các ngành, các cấp, giữa trung ương và địa phương để đảm bảo việc nâng cao năng lực thực thi chính sách về năng suất và đổi mới sáng tạo.

Việt Nam đã thành lập Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh với một trong các nhiệm vụ chính là xây dựng, thực hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường đổi mới sáng tạo và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đổi mới sáng tạo không chỉ là tiền đề cho phát triển kinh tế mà còn là chìa khóa cho tăng trưởng năng suất, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề quốc gia và toàn cầu.

Để thoát ra khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam phải thực hiện đồng bộ cùng lúc các biện pháp, chính sách vi mô, vĩ mô hướng đến trọng tâm phát triển nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ để đạt được mục tiêu được đưa ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: “Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao”.

Hồng Vũ

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.