Cần đổi mới cách thông tin, truyền thông đối với người dân tộc thiểu số di cư

Khoảng 79,1% lao động DTTS quyết định đi làm ăn xa là do có người quen đi trước giới thiệu và rủ đi cùng; chỉ 20,9% tự tìm thông tin trên mạng, do công ty về tuyển trực tiếp hoặc do cán bộ xã tư vấn và giới thiệu.

Có thể nói, các yếu tố liên quan đến kinh tế như cải thiện thu nhập, tìm kiếm cơ hội việc làm và các lựa chọn mưu sinh được xem là động lực quan trọng trong quyết định di cư của người lao động. Dòng chảy lao động di cư thông thường sẽ di chuyển từ các vùng kém phát triển đến những vùng có nhiều cơ hội nhằm tìm kiếm thu nhập cao hơn. Đây không chỉ là lợi ích cho bản thân, gia đình của người lao động di cư mà còn đóng góp cho nền kinh tế nói chung trong điều kiện hiện nay.

Ảnh minh họa

Giàng A Chúa, 19 tuổi, sống ở lưng chừng một ngọn núi cao tít tắp ở vùng cực bắc của Tổ Quốc, nói tiếng kinh vẫn còn chưa sõi. Từ sau đợt dịch Covid đã theo người anh trai xuống Hà Nội, sống chung với anh em họ hàng trong một nhà trọ chật hẹp, thiếu thốn các vật dụng tối thiếu ở quanh bến xe Mỹ Đình.

Sau hơn 1 tuần làm quen với đường xá, điện thoại thông minh, A Chúa bắt đầu tham gia đội xe công nghệ. Thông minh, sáng dạ, sau vài ngày, A Chúa đã thành thạo trong việc sử dụng các ứng dụng dành cho các lái xe honda grab.

A Chúa kể, trong bản và các bản khác mọi người rủ nhau đi làm ăn xa, để có tiền gửi về cho vợ, cho cha mẹ. 

Không sống ở lưng chừng núi, anh Bùi Văn Cường- một người con của cộng đồng dân tộc Mường, Thanh Hóa, từ hơn chục năm nay, rời quê ra Hà Nội làm việc cho một doanh nghiệp của một người họ hàng. 

Công việc đồng áng, vườn tược giờ cũng không còn nhiều, ra thành phố, phải xa gia đình, nhưng làm ăn chăm chỉ, thu nhập tốt hơn. Giờ anh đã mua được căn nhà nho nhỏ chuẩn bị cho đứa con trai lớn, vừa đến tuổi đi học đại học.

...V.v...V.v...

Để có cái nhìn đại diện về vấn đề lao động di cư trong cộng đồng dân tộc thiểu số, mới đây, Tổ chức CARE Quốc Tế tại Việt Nam vừa có một nghiên cứu bài bản sau khi chọn 10 xã là địa bàn nghiên cứu đã cung cấp thông tin, chia sẻ các trải nghiệm của cá nhân và gia đình liên quan đến chủ đề nghiên cứu, gồm Mường Phăng và Ngối Cáy thuộc tỉnh Điện Biên, Thuần Mang và Nà Phặc thuộc tỉnh Bắc Kạn, Đăk Xú và Bờ Y thuộc tỉnh Kon Tum, Đắk Rông và Ba Nang thuộc tỉnh Quảng Trị; Thanh Sơn và Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh,

Thông tin thu thập được cho thấy, việc có người quen đi trước là yếu tố chính tác động đến quyết định đi làm ăn xa của lao động di cư dân tộc thiểu số. Theo ghi nhận, khoảng 79,1% lao động dân tộc thiểu số quyết định đi làm ăn xa là do có người quen (gia đình/họ hàng/người cùng làng) đi trước giới thiệu và rủ đi cùng; chỉ 20,9% tự tìm thông tin trên mạng, do công ty về tuyển trực tiếp hoặc do cán bộ xã tư vấn và giới thiệu. Niềm tin dựa vào những người thân quen, cùng nhóm dân tộc, người có uy tín trong cộng đồng sẽ thúc đẩy quyết định đi làm ăn xa của họ. 

So với người Kinh, mạng lưới xã hội của lao động di cư dân tộc thiểu số hẹp và kém linh hoạt hơn nhiều. Lao động di cư người dân tộc thiểu số thường xây dựng mạng lưới 

xã hội của mình theo các tiêu chí: cùng quê (thôn/ bản), cùng nhóm dân tộc, cùng chỗ làm. Ở nơi đến, người di cư dân tộc thiểu số thường lập lên những khu vực, xóm cùng dân tộc để hỗ trợ nhau, cùng thực hành văn hóa của dân tộc mình (nói tiếng dân tộc, nấu ăn, thực hành nghi lễ văn hóa). Tuy nhiên, việc hình thành xóm cùng dân tộc cũng đặt ra một số thách thức như: cản trở tương tác với các nhóm khác, giới hạn vốn xã hội tại nơi đến và đẩy họ đến mức lề hóa về không gian và xã hội cao hơn. 

Lao động di cư dân tộc thiểu số thường trực tiếp mang tiền về nhà hoặc gửi qua người quen. Kết quả khảo sát cho thấy có 46,8% người di cư chọn phương thức tự mang tiền về hoặc gửi người thân quen mang tiền về nhà cho gia đình. Khoảng 25% dùng chuyển khoản qua ngân hàng hoặc các công ty chuyển tiền. Việc chuyển tiền qua ngân hàng hoặc bưu điện gây khó khăn đối với gia đình người di cư do không biết dùng máy ATM phải nhờ người giúp, di chuyển xa mới đến được bưu điện, ngân hàng, tính riêng tư không đảm bảo.... 

Tính liên kết cộng đồng mạnh trong mạng lưới xã hội tại quê nhà là yếu tố thúc đẩy người đi làm ăn xa trở về. Lao động dân tộc thiểu số di cư vẫn giữ mối liên kết chặt chẽ với gia đình và cộng đồng tại quê nhà. 55,5% người đi làm ăn xa khẳng định chắc chắn sẽ trở về. Hiện có 36% người dân tộc thiểu số di cư sử dụng Zalo và Facebook để liên hệ thường xuyên với người thân. Nhiều trường hợp lao động di cư sau khi trở về quê nhà đã có những sáng kiến giúp thay đổi cách thức canh tác, hình thức kinh doanh để phát triển kinh tế hộ gia đình. Có tới 85,5% người dân được phỏng vấn đồng ý với ý kiến “người trở về tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn hội ở địa phương”. 

Từ những thông tin thua thập này, nhóm các nhà nghiên cứu của Tổ chức Care Việt Nam hàm ý: Các địa phương và doanh nghiệp cần đổi mới cách thông tin, truyền thông đối với người dân tộc thiểu số di cư (dựa vào những người đi trước, cùng nhóm dân tộc) nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về quyền và trách nhiệm của người lao động, luật lao động, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, trợ giúp pháp lý... Tăng cường ứng dụng công nghệ 4.0, sử dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin với người dân tộc thiểu số di cư. 

Các địa phương cần hỗ trợ người dân tộc thiểu số di cư giảm rủi ro trong quá trình gửi tiền về nhà, thông qua nâng cao hiểu biết và kỹ năng cho người dân trong việc sử dụng các hình thức chuyển tiền an toàn, thanh toán điện tử. Hỗ trợ xây dựng các tài khoản tiết kiệm, các mô hình tiết kiệm để tạo vốn và là tiền đề cho hoạt động trở về của người di cư dân tộc thiểu số trong tương lai. 

Như Sỹ, Ngân Phương, Hà Sơn, Lương Bằng, Thu Hà

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.