Đẩy mạnh giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững ở Bạc Liêu

Bạc Liêu được xem là điểm sáng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước về công tác giảm nghèo. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục qua nhiều năm, từ 15,55% cuối năm 2015 xuống còn 0,35% vào cuối năm 2021.

Phát huy những kết quả đã đạt được về công tác giảm nghèo thời gian qua và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về giảm nghèo bền vững, Tỉnh ủy Bạc Liêu đã ban hành Nghị quyết số 13 về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025.

Nghị quyết 13 đề ra mục tiêu chung là: Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn. Hạn chế thấp nhất tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu; Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm, sinh kế và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh...

Bạc Liêu hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu.

Để hoàn thành mục tiêu quan trọng này, một trong những giải pháp hàng đầu chính là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng và sự điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác giảm nghèo bền vững. 

Theo đó, các cấp ủy, tổ chức Đảng quan tâm đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đồng thời phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giảm nghèo bền vững.

Hằng năm, đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các đồng chí cấp ủy viên phụ trách địa bàn theo dõi, chỉ đạo công tác giảm nghèo, nhất là định hướng giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của chính quyền các cấp và ngành lao động đối với công tác giảm nghèo bền vững. Chú trọng gắn kết công tác giảm nghèo với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tăng cường huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo. Khắc phục triệt để bệnh chạy theo thành tích và tập trung thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững…

Để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, chống tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các ngành, địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác giảm nghèo bền vững. 

Qua đó nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến về hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc đối với người nghèo. 

Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên nhận giúp đỡ hộ nghèo. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo tham gia học nghề, tìm việc làm ổn định; tích cực lao động sản xuất. Khơi dậy ý chí quyết tâm, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Kịp thời biểu dương các cá nhân, tập thể có các mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững. 

Cùng với đó, đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào vùng còn nhiều khó khăn gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Tăng cường thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu hút lao động trên địa bàn, đặc biệt là lao động nghèo nhằm giải quyết việc làm, giúp họ có thu nhập ổn định, giảm nghèo bền vững.

Đình Bổng, Thu Hà, Nguyễn Hà

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.