Củng cố an sinh xã hội nhằm giảm nghèo bền vững

Việt Nam đang nỗ lực cải thiện hệ thống an sinh xã hội để có thể giúp bảo vệ có hiệu quả người dân, đặc biệt là người nghèo và thu nhập thấp, trước tác động của các cú sốc.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng dễ bị tổn thương hơn bởi các rủi ro kinh tế, thiên tai và các loại rủi ro khác trong quá trình đẩy nhanh cải cách thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, việc duy trì được thành tích giảm nghèo ấn tượng trong thời gian qua sẽ đòi hỏi phải tăng cường hệ thống an sinh xã hội để giảm bớt tác động của các rủi ro mang tính hệ thống ở cấp nền kinh tế cũng như ở cấp hộ gia đình và cá nhân, nhờ một số hợp phần của hệ thống này được tự động kích hoạt khi biến cố xảy ra.

Câu hỏi về chính sách vì thế sẽ là liệu hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam có giúp bảo vệ có hiệu quả người dân, đặc biệt là người nghèo và thu nhập thấp, trước tác động của các cú sốc hay không. 

Tại Việt Nam, hệ thống an sinh xã hội hiện tại bao gồm ba hợp phần chính là bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và các chương trình hỗ trợ theo địa bàn (xếp theo thứ tự giảm dần về chi phí tài chính). Trong năm 2009, chi cho bảo hiểm xã hội chiếm 47% trong tổng chi của Chính phủ về an sinh xã hội, tiếp theo là hỗ trợ xã hội với 34% và các chương trình hỗ trợ theo địa bàn với 17%. Các chương trình/chính sách việc làm (LMP) chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong hệ thống chiếm một phần ngân sách rất nhỏ là 2%.

Về mức độ bao phủ, bảo hiểm y tế dẫn đầu sau khi đã được mở rộng tới gần 57% tổng dân số, vượt qua đáng kể mức bao phủ của bảo hiểm xã hội (11 phần trăm tổng dân số và 18% lực lượng lao động, chủ yếu là chương trình bắt buộc, do chỉ có 50.000 người tham gia vào các chương trình tự nguyện) và trợ giúp xã hội (1,2 phần trăm tổng dân số).

Nói cách khác, 43% dân số không có được bảo hiểm về sức khoẻ, trong khi 82 phần trăm lực lượng lao động không được bảo hiểm khi bị thất nghiệp hay bị giảm thu nhập do ốm đau, nghỉ đẻ hoặc do nghỉ hưu, v.v... Do đó có việc làm vẫn là chưa đủ để người lao động tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội. Độ bao phủ hạn chế của an sinh xã hội đặt ra một mối quan ngại chính sách trong bối cảnh người dân phải đối mặt với nhiều loại rủi ro  

Các chương trình hỗ trợ theo địa bàn và các chương trình mục tiêu giảm nghèo với hai chương trình then chốt là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo  và Chương trình 135, đã kết hợp được nhiều chính sách và chương trình khác nhau nhằm hỗ trợ các hộ gia đình nghèo cũng như phát triển kinh tế cộng đồng.

Hợp phần bảo hiểm xã hội có vai trò như là một cơ chế tự động bình ổn bằng cách thu vào các khoản đóng góp khi nền kinh tế đang đi lên và chi ra khi kinh tế đi xuống. Do vậy, hợp phần này liên quan rất mật thiết đến việc giải quyết vấn đề nghèo ở trạng thái động. Có một vài lý do để giải thích độ bao phủ thấp của hợp phần này. Cơ cấu việc làm đặc thù của Việt Nam là một lý do. Cụ thể, dữ liệu từ khảo sát lực lượng lao động năm 2007 cho thấy nông nghiệp và khu vực doanh nghiệp phi chính thức tương ứng chiếm khoảng 50% và 24% tổng số việc làm. Đại đa số người lao động trong các lĩnh vực này không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và chỉ có một số ít tham gia vào các chương trình tự nguyện.

Hơn nữa, trong khu vực doanh nghiệp chính thức (chiếm 16 phần trăm tổng số việc làm, chỉ có 51% tổng số người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong năm 2008. Việc trốn đóng bảo hiểm xã hội diễn ra khá phổ biến ở các doanh 

Bên cạnh hệ thống an sinh xã hội chính thức, các mạng lưới an sinh xã hội phi chính thức, bao gồm tín dụng phi chính thức và hỗ trợ từ gia đình/cộng đồng, cho đến nay vẫn hoạt động tốt và đã đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hệ thống này sẽ chịu sức ép ngày một lớn do quá trình đô thị hóa đang làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu gia đình, từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân. Do đó, cần ưu tiên củng cố và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội chính thức, trong đó chú trọng mở rộng độ bao phủ và cải thiện việc thực thi luật để bảo vệ người già và những người chịu tác động của các biến cố không lường trước được để họ khỏi rơi vào vòng đói nghèo. 

Để thực hiện được điều này, hai quá trình chuyển đổi lao động cần được khuyến khích là (i) chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp có năng suất cao hơn và thu nhập tốt hơn, và (ii) chuyển từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức. Trong khu vực doanh nghiệp chính thức, các quy định về tham gia bảo hiểm xã hội cần được đảm bảo thực hiện tốt hơn. Đối với khu vực doanh nghiệp phi chính thức, cần nâng cao nhận thức và đơn giản hóa thủ tục để khuyến khích người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đối với quá trình chuyển đổi thứ nhất – chuyển đổi lao động từ khu vực nông thôn sang khu vực công nghiệp và dịch vụ nhằm giúp tăng cả nhận thức và nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội do người lao động có thu nhập cao hơn - các biện pháp nhằm cải thiện tính linh hoạt về địa lý của thị trường lao động là rất quan trọng vì điều này giúp người dân ở những tỉnh nông nghiệp nghèo có thể tham gia tốt hơn vào quá trình tăng trưởng dựa nhiều vào các ngành chế tạo có định hướng xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị.

Do vậy nên đề xuất về việc áp dụng một mã số an sinh xã hội duy nhất cho từng cá nhân nhằm đảm bảo họ có thể nhận được lợi ích từ hệ thống an sinh xã hội ở bất cứ nơi nào họ đến làm ăn sinh sống nên được cân nhắc xem xét nghiêm túc, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh và quan trọng hơn nữa là hệ thống thuế thu nhập cá nhân gần đây đã được mở rộng để áp dụng rộng rãi – hệ thống này có thể được sửa đổi và mở rộng để phục vụ cho cả hệ thống bảo hiểm xã hội. 

Anh Duy,  Hữu Duyên, Thu Hà, Như Sỹ

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.