Công tác truyền thông giảm nghèo phát huy hiệu quả tích cực ở Nam Trà My

Theo kết quả rà soát sơ bộ của huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), năm 2023, số hộ nghèo giảm được 457 hộ, hiện toàn huyện còn 3.152 hộ nghèo, chiếm 38,65%, giảm 6,04% so với năm 2022; số hộ cận nghèo là 377 hộ, chiếm 4,62%.

Trong số các xã vùng cao của tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Nam Trà My nói riêng thì hiện nay, xã Trà Cang (Nam Trà My) được coi là xã đầu tiên của tỉnh được đầu tư đài truyền thanh cấp xã bằng tiếng Xê Đăng để phục vụ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chính sách, dự án của Trung ương, tỉnh đến với người dân. 

Ở xã Trà Cang đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần như 100%. Việc đầu tư cụm loa phát thanh bằng tiếng Xê Đăng trong xã để đưa thông tin, chính sách đến với người dân, và đây là kênh truyền thông rất hữu ích và thiết thực với bà con.

Thông qua hệ thống loa phát thanh mà nhiều bà con mới biết đến các chính sách hỗ trợ sinh kế, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề... cho con em mình, từ đó chủ động đến thôn, xã đăng ký. Đây chính là hiệu quả thu được lớn nhất trong công tác truyền thông giảm nghèo.

W-giam-ngheo-nam-tra-my-1.jpg
Theo kết quả rà soát sơ bộ của huyện Nam Trà My, năm 2023, hiện toàn huyện còn 3.152 hộ nghèo. (Ảnh: Hải Yến)

Theo báo cáo của huyện Nam Trà My, năm 2023, huyện Nam Trà My đã dành hơn 6 tỷ đồng đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó tập trung vào đầu tư hệ thống mạng nội bộ (LAN) tại 9/10 xã; xây dựng sàn thương mại điện tử Sâm, dược liệu và hàng nông sản trên địa bàn huyện; triển khai các ứng dụng chuyển đổi số ngành giáo dục tại 20 trường học; lắp đặt hệ thống Wifi cộng đồng cho 75 khu dân cư…

Riêng dự án giảm nghèo về thông tin, ngân sách đã phân bổ hơn 281 triệu đồng để tập huấn cho cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền và đầu tư đài truyền thanh IP tại 3 xã Trà Linh, Trà Dơn, Trà Cang.

Theo đó, việc tuyên truyền được thực hiện từ đầu, chủ yếu về các chủ trương, chính sách của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, giới thiệu những gương điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo trong cộng đồng. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng.

Đơn cử như xã Trà Don, huyện Nam Trà My giao trong năm 2023, xã phải giảm được 41 hộ nghèo. Và thật bất ngờ, sau nhiều nỗ lực, xã đã giảm được 86 hộ nghèo, hơn gấp đôi số lượng được giao. Để có được kết quả này, theo xã Trà Don thì quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền. Bởi khi vận động và tuyên truyền phải để người dân hiểu được bản thân mỗi người dân phải tự nỗ lực vươn lên, chỉ khi nào tự chủ được về kinh tế thì lúc đó đời sống sẽ được cải thiện và sẽ tự thoát được nghèo.

Mới đây, báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, huyện Nam Trà My cho biết: Qua kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020, toàn huyện còn 1.918 hộ nghèo, tỷ lệ 24,3% giảm 2.826 hộ; rà soát theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 thì hộ nghèo toàn huyện còn 4.330 hộ, tỷ lệ 54,7% (tăng 1.953 hộ so với năm 2020); hộ cận nghèo còn 147 hộ.

Năm 2022, Nam Trà My có 556 hộ nghèo và 27 hộ cận nghèo tham gia đăng ký thoát nghèo bền vững (đạt 111,2% chỉ tiêu so với tỉnh giao). 

Năm 2023, Nam Trà My được tỉnh giao chỉ tiêu giảm 376 hộ nghèo. Đến nay, kết quả rà soát sơ bộ, số hộ nghèo giảm được là 457 hộ, hiện toàn huyện còn 3.152 hộ nghèo, chiếm 38,65%, giảm 6,04% so với năm 2022; số hộ cận nghèo là 377 hộ, chiếm 4,62%. Đặc biệt, tại một số xã có số hộ nghèo giảm vượt số lượng giao như Trà Don (86/41), Trà Leng (50/47), Trà Linh (47/46), Trà Vinh (51/41).

Trúc Lâm

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.