Cần giải pháp KH&CN đột phá hơn cho vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước

Bộ trưởng KH&CN nhìn nhận Trung du và miền núi phía Bắc vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước. KH&CN vùng vẫn tồn tại hạn chế, đòi hỏi giải pháp mạnh, đột phá, đổi mới sáng tạo hơn.

Tại Hội nghị giao ban KH&CN vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVIII được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 nhằm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. 

Trong đó ngành KH&CN được phân công thực hiện nhiều nhiệm vụ giải pháp tập trung vào việc đẩy mạnh ứng dụng KH&CN nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, gắn kết hợp tác giữa các đại học, viện nghiên cứu với khu vực công nghiệp và doanh nghiệp, đẩy mạnh việc hỗ trợ ứng dụng chuyển giao KH&CN… 

Bộ trưởng KH&CN nhận định, đây là những nhiệm vụ, giải pháp căn cốt để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) có thể đóng góp ngày càng tích cực hơn cho kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Trung du và miền núi phía Bắc vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước. 

Ông Huỳnh Thành Đạt cho biết, giai đoạn 2018-2022, hoạt động KH,CN&ĐMST của các tỉnh trong vùng đã có những kết quả khích lệ, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh nói riêng và của cả vùng nói chung. 

Theo đó, nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ được ban hành, giải pháp nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chủ lực địa phương được ứng dụng thành công. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cũng được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, từng bước gắn với thực tiễn.

Đánh giá vùng có nhiều tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, gắn với bản sắc văn hóa riêng, song Bộ trưởng KH&CN nhìn nhận đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước. KH&CN vùng vẫn tồn tại hạn chế, đòi hỏi giải pháp mạnh, đột phá, đổi mới sáng tạo hơn. 

Báo cáo kết quả hoạt động tại Hội nghị nêu rõ: Từ năm 2018 đến nay, có 164 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được triển khai thực hiện tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, góp phần giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề mang tính cấp thiết, cấp bách, liên vùng, liên ngành và có tầm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng. Các đề tài, dự án, tiến bộ kỹ thuật mới được đưa nhanh vào sản xuất, hàng trăm mô hình ứng dụng được hình thành hiệu quả, hàng nghìn lượt người dân được tập huấn kỹ thuật.

Trong giai đoạn 2018-2022, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đã có 2.167 nhãn hiệu được xác lập quyền sở hữu công nghiệp; 16 chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản; 111 kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ; 58 sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp bằng Sở hữu trí tuệ…

Giao Linh, Anh Dũng, Lê Dũng

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.