Cẩm Thủy đẩy mạnh truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Hoạt động thông tin truyền thông không chỉ giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai chính sách kịp thời, đầy đủ, mà còn giúp người nghèo nắm được các thông tin, chính sách và học hỏi các gương sáng vươn lên thoát nghèo.

Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án và triển khai các giải pháp để tổ chức thực hiện; trong đó, truyền thông về giảm nghèo đóng vai trò quan trọng. 

Ông Nguyễn Hải Sâm, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Cẩm Thủy cho hay, bên cạnh triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, huyện Cẩm Thủy đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Huyện xác định, công tác tuyên truyền phải được tổ chức thường xuyên, liên tục, nội dung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, như thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; các chính sách hỗ trợ người dân thiếu vốn, thiếu đất sản xuất; Đề án Phát triển giáo dục; biểu dương các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, gương điển hình thoát nghèo để nhân rộng trong cộng đồng dân cư... Từ đó góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững. 

Tham quan mô hình vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh tại huyện Cẩm Thủy.

Truyền thông và giảm nghèo về thông tin là một trong 5 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Đến nay, chương trình giảm nghèo về thông tin góp phần rất lớn trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.

Để triển khai dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tập trung vào 3 mục tiêu chính là: Nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo cho cán bộ văn hóa - xã hội, thông tin cơ sở. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo. Tăng cường nội dung thông tin, đa dạng hình thức thể hiện đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân. 

Trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các ngành chức năng, các huyện, thành phố tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo cho 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo.

Việc tuyên truyền được thực hiện lồng ghép tại các buổi tuyên truyền, vận động tới từng tổ dân phố, thôn, bản. Trong đó chú trọng việc sắp xếp thứ tự ưu tiên đối tượng hỗ trợ nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch; bảo đảm các hộ được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện chưa có phương tiện nghe, xem, có nhu cầu và cam kết sử dụng đúng mục tiêu phương tiện được trang bị... 

Thời gian tới, công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin tiếp tục được triển khai với việc huy động thêm các nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp và người dân để thực hiện có hiệu quả, bền vững mục tiêu giảm nghèo đề ra. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở trong việc tuyên truyền, đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và chính sách về giảm nghèo bền vững nói riêng đến mọi tầng lớp nhân dân. 

Đình Bổng, Hữu Duyên, Thu Hà

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.