A Lưới phấn đấu ra khỏi 74 huyện nghèo Quốc gia

Hiện nay, huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) nằm trong 74 huyện nghèo toàn quốc. Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt để A Lưới phấn đấu sớm ra khỏi 74 huyện nghèo.

Theo Quyết định số 353/QĐ-TTg, ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong 74 huyện nghèo toàn quốc. 

Qua rà soát hộ nghèo đa chiều cuối năm 2021, toàn huyện có 7.022 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 49,98%; có 2.185 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 15,55%. Trong đó, 11 xã có tỷ lệ nghèo trên 60%; 2 xã có tỷ lệ nghèo từ 35% đến dưới 60%; 4 xã có tỷ lệ nghèo từ 10% đến dưới 30%; và có 1 xã có tỷ lệ nghèo dưới 5%.

Đến cuối năm 2022, công tác giảm nghèo bước đầu đạt những kết quả rất tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,78%, tương ứng 1.623 hộ, vượt 193 hộ so với kế hoạch đề ra; số hộ nghèo toàn huyện còn lại 5.399 hộ, chiếm 38,2%; số hộ cận nghèo 2.078 hộ, chiếm 14,70%. Trong đó: 240 hộ nghèo, 192 hộ cận nghèo không có khả năng lao động; 315 có công cách mạng.

Năm 2023, A Lưới phấn đấu số hộ nghèo giảm 1.878 hộ, còn lại 3.521 hộ tương ứng 24,91%. Đây là tiền đề quan trọng để đầu năm 2024, huyện xây dựng đề án thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước.

W-lang-nghe-det-ta-oi-thua-thien-hue-1.jpg
Để đưa huyện ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo Quốc gia, một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt mà A Lưới xác định là phải giảm nghèo bền vững, trong đó phải tạo việc làm, tạo sinh kế, để nâng cao đời sống cho người dân.

Để thực hiện triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo, kiên quyết đưa huyện ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo Quốc gia, thời gian qua, A Lưới xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của cả hệ thống chính trị được các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. 

Đồng thời, xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo; giảm nghèo phải thực chất, phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của từng hộ nghèo; phải xóa nhà tạm và tạo việc làm, tạo sinh kế, để nâng cao đời sống cho người dân.

Bên cạnh đó, trên cơ sở kế hoạch phân bổ chỉ tiêu của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh và Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện về việc giao chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo cho các xã, thị trấn giai đoạn 2022 – 2025.

Theo đó, thời gian qua, huyện đã lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thành việc đánh giá, tiếp tục tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo năm 2023; tập trung huy động các nguồn lực để triển khai có hiệu quả việc xóa nhà tạm và tạo sinh kế lâu dài cho người dân; các sở, ngành tỉnh và các phòng, ban của huyện hướng dẫn cụ thể, kịp thời các vướng mắc trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giảm nghèo bền vững tại địa phương nhất là tuyên truyền cho các hộ nghèo về ý thức thoát nghèo không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, phát huy vai trò của người có uy tín, trưởng thôn, trưởng bản trong công tác giảm nghèo; quan tâm các hộ bảo trợ xã hội, neo đơn, yếu thế...

Một trong những phong trào được A Lưới triển khai có hiệu quả đó là phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Kể từ khi triển khai, phong trào đã phát huy vai trò của người có uy tín, trưởng thôn, trưởng Ban công tác Mặt trận trong công tác tuyên truyền, vận động giảm nghèo bền vững tại địa phương. Phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, cơ quan các cấp trong thực hiện các mục tiêu chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững. 

Kết quả, đến cuối năm 2023, số hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 3485 hộ, đạt tỷ lệ 24,4%; hộ cận nghèo còn 2253 hộ, đạt tỷ lệ 15,65%; trong đó, có 11 xã tỷ lệ hộ nghèo trên 25% và còn 1.752 nhà tạm cần được hỗ trợ.

Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện đang quyết tâm, nỗ lực để phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo huyện A Lưới giảm còn dưới 12,01%. 

Xuân Quý và nhóm PV, BTV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.