Vấn đề việc làm trong giảm nghèo: Kỹ năng tốt hơn tạo ra giá trị tốt hơn

Nếu chỉ dừng ở gia công thì giá trị thặng dư của người lao động trên một sản phẩm sẽ thấp, dẫn đến thành quả họ hưởng sẽ thấp và khó có thể thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo, chứ đừng nói đến thu nhập cao.

Kỹ năng tạo ra giá trị 

Nhìn nhận về các thách thức trong, ngoài nước đang đặt ra với tiến trình đào tạo nghề, tạo việc làm hướng đến giảm nghèo bền vững, TS.Nguyễn Hoàng Hà, Văn phòng ILO tại Việt Nam: Thách thức về thị trường việc làm, nếu nhìn báo cáo của các năm trước và hiện nay khá giống nhau ở một số điểm là họ dự báo được một số ngành nghề có khả năng luôn luôn thiếu lao động có kỹ năng phù hợp. 

Ở Mỹ, thông tin về thị trường lao động khá thú vị, tức là có 50 nghìn việc làm được mở nhưng để người lao động có thể tham gia vào 50 nghìn việc làm đó lại thiếu, vì người lao động thiếu hụt kỹ năng. 

Ảnh minh họa.

Do đó, cần có dự báo ngắn hạn và dài hạn. 

Bên cạnh đó, trong phát triển giáo dục nghề nghiệp, cũng cần chú ý đến một số vấn đề như năng suất lao động, tham gia trong chuỗi năng suất lao động và trên hết là vấn đề mô hình phát triển KT-XH hiện nay. Có thể mãi mãi là lắp ráp điện tử hay may mặc hay không? Mặc dù tham gia vào chuỗi cung ứng nhưng chúng ta tham gia ở mức thấp hay phấn đấu vào chuỗi giá trị cao hơn, v.v...

Kinh tế số cũng có tác động rất lớn, bởi một số ngành sẽ thu hẹp việc làm. Trong thời gian tới sẽ có những ngành ít việc hơn nhưng đồng thời một số ngành mới lại có cơ hội xuất hiện.

Ở Việt Nam, đã có doanh nghiệp sản xuất ô tô sử dụng hầu hết rô-bốt cho cả tiến trình, từ thiết kế cho đến giai đoạn lắp ráp, hoàn thành xe… Số lượng kỹ sư trong các nhà máy của họ là rất thấp. 

Đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy, đã đến lúc người lao động phải có kỹ năng đáp ứng nhu cầu làm việc trên nền tảng số. Nền tảng số có thể nhìn rõ nhất là mua bán trên sàn thương mại điện tử. Đây là ngành nghề rất mới.  

Nếu không thích ứng được, chỉ mãi dừng ở gia công thì giá trị thặng dư của người lao động trên một sản phẩm sẽ thấp, dẫn đến thành quả họ hưởng sẽ thấp và khó có thể thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo, chứ đừng nói đến thu nhập cao.

Trong xu thế hiện nay, muốn phát triển nhanh để có thể tham gia chuỗi sản phẩm ở những khâu tạo ra giá trị thặng dư cao nhất, nơi mà người lao động có cơ hội được hưởng thành quả cao thì chẳng có cách gì ngoài việc họ phải có kỹ năng tốt.

Ví dụ, cùng là nghề giúp việc gia đình, lao động Việt Nam ra nước ngoài thu nhập sẽ thấp hơn lao động Philippines, vì họ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, biết sử dụng công nghệ và tiếng Anh tốt. Những điều kiện này không đủ để đạt yêu cầu giúp việc, mà họ còn có cơ hội nâng lên làm quản gia.

Rõ ràng, có kỹ năng tốt hơn sẽ tạo ra giá trị tốt hơn!

Chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao để đáp ứng mục tiêu bền vững

Trong giai đoạn mới hiện nay, các nhà tuyển dụng cho rằng, bên cạnh các chương trình phát triển dạy nghề ngắn hạn cho người nghèo, vùng nghèo, Việt Nam cũng cần đặc biệt quan tâm đào tạo nghề chính quy dài hạn, nhất là đào tạo nghề chất lượng cao để phát triển bền vững.

Trước đây, tại các vùng nghèo, vùng DTTS, hầu hết các chính sách mới dừng lại ở hỗ trợ là chủ yếu. Trong đào tạo nghề, nhiều địa phương mới tiếp cận cơ bản là dạy cho người lao động một nghề 3 tháng hoặc sơ cấp để họ tăng năng suất lao động việc làm tại chỗ, như nuôi con gà tốt hơn, biết mang ra chợ bán… 

Thế nhưng để giảm nghèo bền vững, lao động tạo ra năng suất cao hơn, chúng ta không thể chỉ dừng ở đào tạo cơ bản, sơ cấp, dưới 3 tháng... mà phải có sự phân luồng đào tạo rõ ràng. Một bộ phận vẫn học những kỹ năng cơ bản, ví dụ những người lớn tuổi, đang làm việc tại chỗ như trồng lúa, chăn nuôi, làm thủ công thì có thể chỉ cần đào tạo để họ làm tốt hơn. 

Nhưng với lực lượng lao động trẻ, nếu không đào tạo trình độ cao sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, năng suất lao động chỉ dừng lại ở mức nào đó và chỉ làm việc tại chỗ. Trong khi, nếu tham gia vào chuỗi sản xuất, ví dụ như trồng lúa, muốn xuất khẩu sang các nước phát triển thì hàm lượng kỹ thuật, chất xám phải cao hơn, không thể chỉ là người nông dân đơn thuần mà phải có kiến thức khoa học kỹ thuật, có khả năng phân tích về môi trường, về điều kiện kỹ thuật, về hàm lượng, thậm chí hiểu về thị trường… Muốn được như vậy, phải đào tạo trình độ cao. 

Theo ông Đào Trọng Độ, Vụ trưởng Vụ đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH, nếu chỉ quan tâm đến đào tạo cơ bản, ngắn hạn sẽ không giải quyết được triệt để các vấn đề.

"Đối tượng lao động trẻ, mới tham gia thị trường lao động thì phải đào tạo trình độ cao mới giải quyết được căn cơ cái vòng luẩn quẩn kỹ năng thấp – thu nhập thấp. Chuẩn nghèo ngày một nâng lên, với thu nhập như vậy bây giờ họ tạm hài lòng vì thoát nghèo nhưng mấy năm sau thu nhập cao lên nữa, chuẩn nghèo cũng sẽ cao lên", ông Đào Trọng Độ nhấn mạnh.

Hoài Thanh, Thúy Tình, Lệ Yên 

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.