Ưu tiên đưa nước sạch về thôn bản vùng cao Mường Tè

Tập trung xây dựng các công trình nước sạch được huyên Mường Tè ưu tiên thực hiện, giúp người dân an tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.

Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của tỉnh Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh khó khăn vì thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia của Nhà nước, đồng bào nơi đây đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong đời sống hàng ngày. 

Ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè cho hay, thời gian qua, huyện đã tập trung ưu tiên xây dựng các công trình nước sạch đảm bảo nguồn nước sử dụng cho người dân trên địa bàn huyện. Từ đó, giúp người dân an tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.

Đến nay, UBND huyện đầu tư xây dựng 114 công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh tới các xã, bản trên địa bàn. Nguồn nước được lấy từ các khe, mó nước, đầu nguồn, mạch nước ngầm chảy qua ống dẫn thẳng về các bể. 

Tùy theo từng bản, mỗi bể có thể tích chứa 5 – 20m3 nước tùy theo nguồn nước dẫn về và nhu cầu sử dụng của người dân. Các công trình đều được xây trong khu dân cư, xa nơi có nguy cơ sạt lở để đảm bảo công trình phát huy hiệu quả.

Số hộ dân trên địa bàn huyện Mường Tè được sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 95,9%. 

Được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là niềm mong mỏi lớn của người dân, nhất là bà con nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, sau rất nhiều năm luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước không đảm bảo vệ sinh… đến nay, nước sạch đã về tận bản, bà con không phải mất nhiều thời gian đi cõng nước để dùng như trước đây. 

Chị Chìu Tài Múi, xã Bum Tở tâm sư, trước đây để có nước sinh hoạt, gia đình chị thường phải đi gánh nước hàng cây số rất vất vả, tốn thời gian, công sức. Từ khi được Đảng, Nhà nước, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt cho bản, gia đình rất vui vì có nguồn nước vừa sạch, vừa tiện lợi. Có nước về bản, dân bản có nhiều thời gian tập trung lao động sản xuất để phát triển kinh tế, giảm đói giảm nghèo. Từ đó, cũng không lo thiếu hụt lúa gạo, thiếu hụt nước ăn.

Được biết, hiện nay trên địa bàn huyện Mường Tè, số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 95,9%. Số hộ chưa được sử dụng nước sinh hoạt, tỷ lệ 4,1%. 

Từ năm 2016 - 2022, tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã nâng lên 9.968 hộ/10.389 hộ. Công trình nước sinh hoạt được đầu tư xây mới và đưa vào sử dụng là 10 công trình, trên địa bàn 8 xã của huyện.

Để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và sự bền vững lâu dài của công trình nước sinh hoạt, hiện tại, UBND các xã, thị trấn được giao quản lý các công trình nước sinh hoạt đã thành lập các tổ quản lý tại các bản. Đồng thời xây dựng quy chế hoạt động, đôn đốc các tổ quản lý, vận hành, sửa chữa nhỏ hàng tháng, quý... để đảm bảo việc cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Ngoài ra, cơ quan chuyên môn huyện Mường Tè còn tích cực phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật tu sửa các công trình nước sạch đã được Nhà nước đầu tư. Cùng với đó, vận động người dân nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm gắn với nhiệm vụ bảo vệ rừng, nhất là ở khu vực đầu nguồn nước. Thường xuyên vệ sinh bể nước, không xả, vứt rác quanh bể, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh. 

Có thể nói, nước sạch đã góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn huyện Mường Tè. Hy vọng diện mạo, cuộc sống của người dân, nhất là đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số sẽ được đổi thay.

Thuý Vy

Đời sống người nghèo ở Bắc Kạn cải thiện đáng kể nhờ vốn vay ưu đãi

Nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác đã tạo tiền đề giúp các hộ vay ở các huyện vùng núi Bắc Kạn có điều kiện phát triển kinh tế góp phần quan trọng cho mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Xuân Phổ: Giàu thông tin nhờ truyền thanh thông minh

Ngay sau khi đón nhận xã nông thôn mới nâng cao, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp với đích đến là NTM kiểu mẫu. Khu dân cư thông minh trong đó bao gồm truyền thanh thông minh là một trong những tiêu chí cần có.

Nuôi gà lai chọi thả vườn thu hàng tỷ đồng mỗi năm

Là một trong số 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, anh Nguyễn Hữu Quý (Bắc Giang) mạnh dạn ứng dụng khoa học, kĩ thuật vào chăn nuôi đã thành công với mô hình Chăn nuôi gà lai chọi thả vườn thương phẩm, cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Chế tạo máy nông nghiệp, đem lại thu nhập cao, tạo việc làm cho người dân địa phương

Sinh ra trong gia đình thuần nông có hoàn cảnh khó khăn và chỉ học chưa hết cấp 2, anh Phùng Văn Nam ở xã Minh Tân, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã sáng chế ra nhiều loại máy móc nông nghiệp đem lại thu nhập cao, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Hỗ trợ đồng bào Chăm xây dựng làng nghề gắn với du lịch

Nghề dệt truyền thống của người Chăm vẫn lưu truyền ở nhiều buôn, làng tại Bình Thuận. Những năm vừa qua, các cấp chính quyền đã hỗ trợ xây dựng làng nghề gắn với du lịch, người dân được vay vốn ưu đãi đã đầu tư máy móc phát triển nghề, tăng thu nhập

"Chìa khoá" giúp hàng ngàn hộ dân trên cao nguyên Mộc Châu thoát nghèo

Những năm gần đây, nguồn vốn tín dụng chính sách trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã và đang là “cú hích” hiệu quả đưa hàng ngàn hộ dân thoát nghèo.

Cá tra xuất khẩu góp phần thúc đẩy giảm nghèo đa chiều ở Đồng Tháp

Cá tra hiện là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đồng Tháp với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm 34,8% và 40% của cả nước.

Liên kết đưa mít siêu sớm trồng ở Than Uyên với mục tiêu giảm nghèo

Năm 2023, Công ty CP Nông nghiệp HT miền Bắc đã phối hợp với địa phương triển khai "Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị cây mít siêu sớm TL1" trên địa bàn huyện Than Uyên, Lai Châu.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng

Những năm gần đây, Hải Phòng nỗ lực phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và tiến tới hội nhập quốc tế, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Phú Thọ phát triển ngành chè thành ngành kinh tế chủ lực giảm nghèo bền vững

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, xây dựng ngành chè thành ngành hàng chủ lực theo hướng phát triển thành hàng hóa tập trung có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.