Hỗ trợ đồng bào Chăm xây dựng làng nghề gắn với du lịch

Nghề dệt truyền thống của người Chăm vẫn lưu truyền ở nhiều buôn, làng tại Bình Thuận. Những năm vừa qua, các cấp chính quyền đã hỗ trợ xây dựng làng nghề gắn với du lịch, người dân được vay vốn ưu đãi đã đầu tư máy móc phát triển nghề, tăng thu nhập

Cũng như các dân tộc khác, đồng bào Chăm có nghề dệt truyền thống lâu đời gắn liền với phong tục, tập quán mang đậm nét văn hóa riêng. 

Nghề dệt thổ Cẩm của đồng bào người Chăm tập trung ở xã Phan Hòa, Phan Thanh của huyện Bắc Bình, cách thành phố Phan Thiết khoảng 80km về hướng Bắc. 

Những nghệ nhân ngày đêm miệt mài dệt vải với những khung dệt thô sơ với phương pháp dệt thủ công truyền thống với kỹ thuật dệt phức tạp và hoa văn tinh xảo, lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm.

Trong làng hiện có một hợp tác xã, 25 cơ sở dệt thổ cẩm với hơn 400 hộ tham gia liên kết sản xuất, tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng phục vụ người dân và du khách. Qua đó, góp phần thiết thực vào việc bảo tồn và phát triển làng nghề cũng như giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm.

Việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ, xây dựng làng nghề gắn với du lịch, các gia đình khó khăn được vay vốn ưu đãi đầu tư máy móc, nguyên liệu làm nghề dệt, hiệu quả là không những giúp bà con khôi phục, giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc Chăm mà còn tăng thu nhập,  góp phần tạo nên tài sản vô giá của dân tộc được cấu thành trong hệ thống văn hóa đầy màu sắc của nền văn hóa Việt Nam.

W-a1-dao-thi-nho-8900-1.jpg
Gia đình bà Đào Thị Nhỏ, dân tộc Chăm ở thôn Bình Minh, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, thuộc diện hộ nghèo được vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội đã đầu tư mua nguyên liệu làm nghề dệt thổ cẩm, gia đình có việc làm, thêm thu nhập.
W-a2-img-8876-1.jpg
Gia đình bà Đào Thị Út, dân tộc Chăm ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình lâu năm làm nghề dệt thổ cẩm.
W-a3-dao-thi-ut-8913-2.jpg
Nét độc đáo của làng nghề dệt thổ cẩm nơi đây là nhiều người dân  vẫn  dùng những chiếc khung dệt cổ truyền bằng gỗ gõ, gỗ trắc được sử dụng cách đây hàng trăm năm. 
W-a4-dao-thi-ut-8922-1.jpg
Gia đình bà Đào Thị Út, dân tộc Chăm ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình lâu năm làm nghề dệt thổ cẩm.
W-a5-dao-thi-ut-8931-1.jpg
Gia đình bà Nguyễn Thị Tỳ Chớ, dân tộc Chăm ở xã Phan Hòađược Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn chương trình hộ cận nghèo đầu tư nuôi bò, làm nghề dệt thổ cẩm, cuộc sống gia đình từng bước bớt khó khăn.
W-a6-ng-thi-ty-cho-8845-1.jpg
Nghề dệt và sản phẩm vải thổ cẩm của người Chăm bên cạnh giá trị về kinh tế còn thể hiện rõ nét mang ý nghĩa, triết lý về đời sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tư duy mỹ thuật mang đậm đặc trưng, tiêu biểu với những họa tiết mang đậm bản sắc văn hóa 
W-a7-ng-thi-ty-cho-8851-1.jpg
Sản phẩm dệt của bà con người Chăm không những được ưu chuộng trong nước mà còn rất hấp dẫn du khách nước ngoài.
W-a8-img-8866-1.jpg
Theo thống kê, người Chăm ở Việt Nam hiện có khoảng 130 ngàn người, do hoàn cảnh lịch sử vàđịa lý nên người Chăm sống không tập trung màđịnh cư tại một số vùng miền khá cách xa nhau và theo những nhóm tín ngưỡng – tôn giáo khác nhau. Cùng với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là một trong những tỉnh có số người Chăm kháđông, khoảng 43 ngàn người.
W-a9-ng-thi-phia-dt-cham-8798-1.jpg
Được vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo, gia đình chị Nguyễn Thị Phía, dân tộc Chăm ở thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa có điều kiện phát triển nghề dệt truyền thống.
W-a10-det-tho-cam-8950-1.jpg
Hiện nay ở làng dệt Thổ cẩm Phan Hòa vẫn còn những chiếc khung dêt cổ truyền bằng gỗ Gõ, gỗ Trắc được đóng cách đây hàng trăm năm. Các giàn cán bông, cung bắn bông, xa quay kéo sợi vẫn còn thông dụng. Bông hái về phơi khô, cán lấy hột, dùng cung bắn cho bông bung ra trải thành lớp mỏng, lấy thanh tre cuộn lại thành con bông rồi móc vào xa quay kéo sợi. Muốn sợi chắc không bị đứt, bị xù lông khi dệt thì đem ngâm nước cơm, sau đó chải sợi, phơi khô, đánh ống. Nếu muốn sợi có màu lục thì nhuộm với cây tràm, màu đỏ nhuộm với lá trâm bầu, màu vàng từ cây trừng...
W-a11-img-8874-1.jpg
Cụ bà người Chăm ở xã Phan Hòa kiểm tra sản phẩm sau khi dệt.
W-thocam.png

Khi dệt, người thợ mắc sợi trên khung rồi ngồi trước khung đưa tay lòn con thoi qua lại và dùng dao dệt dập sợi tạo tiếng kêu lách cách ngắt nhịp đều đều rất vui tai. Muốn tạo mô típ hoa văn, người làm thợ lành nghề có thể “bắt bông” cách điệu với những họa tiết mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Từ bốn hoa văn cổ truyền: xanh két, vàng cúc, trắng, đen đi trên nền đỏ, người thợ có thể tạo ra các loại sản phẩm như túi xách, ví khăn, dây thắt lưng, thích hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách và người tiêu dùng.

Vĩnh Sang, Anh Duy và nhóm PV

Hải Phòng chuyển đổi 3.000ha đất lúa kém hiệu quả sang thành vùng trồng cây trồng ăn quả

Nhằm nỗ lực phát triển kinh tế bền vững, Hải Phòng đã chuyển đổi gần 3.000ha đất lúa kém hiệu quả ở 1 số quận, huyện sang sản xuất thành vùng với các loại cây trồng khác phù hợp cho năng suất, giá trị kinh tế cao.

"Chìa khoá" giúp hàng ngàn hộ dân trên cao nguyên Mộc Châu thoát nghèo

Những năm gần đây, nguồn vốn tín dụng chính sách trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã và đang là “cú hích” hiệu quả đưa hàng ngàn hộ dân thoát nghèo.

Xuân Phổ: Giàu thông tin nhờ truyền thanh thông minh

Ngay sau khi đón nhận xã nông thôn mới nâng cao, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp với đích đến là NTM kiểu mẫu. Khu dân cư thông minh trong đó bao gồm truyền thanh thông minh là một trong những tiêu chí cần có.

Cá tra xuất khẩu góp phần thúc đẩy giảm nghèo đa chiều ở Đồng Tháp

Cá tra hiện là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đồng Tháp với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm 34,8% và 40% của cả nước.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng

Những năm gần đây, Hải Phòng nỗ lực phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và tiến tới hội nhập quốc tế, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Phú Thọ phát triển ngành chè thành ngành kinh tế chủ lực giảm nghèo bền vững

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, xây dựng ngành chè thành ngành hàng chủ lực theo hướng phát triển thành hàng hóa tập trung có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Hà Nam thúc đẩy khuyến nông phát triển kinh tế nông nghiệp thay đổi bộ mặt nông thôn

Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Nam thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng, đào tạo kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nam Định tăng nuôi trồng, giảm khai thác thuỷ sản, phát triển NTM bền vững

Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là chiến lược lâu dài của Chính phủ thông qua Nghị quyết số 48/NQ-CP, Nam Định bám sát thực hiện đúng hướng Nghị định nêu.

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thúc đẩy giảm nghèo bền vững

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững.

Thái nguyên phát triển làng nghề, nâng cao đời sống người dân

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 277 làng nghề được công nhận, các làng nghề đã giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.