Tư duy mới trong xây dựng chính sách giảm nghèo

Với việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều này, giai đoạn 2021 - 2025, những cơ chế chính sách về giảm nghèo sẽ có thay đổi rất lớn so với giai đoạn trước.

Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc giảm nghèo đa chiều nhờ tăng việc làm năng suất cao; cải thiện các dịch vụ xã hội; mở rộng hệ thống bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, tính dễ bị tổn thương và chênh lệch vẫn là những thách thức lớn. Tình trạng nghèo về thu nhập tạm thời tăng trong thời kỳ Covid-19. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc đã giảm, nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao trong đồng bào DTTS.

Tình trạng nghèo về thu nhập tạm thời tăng trong thời kỳ Covid-19. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc đã giảm, nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao trong đồng bào DTTS.

Ngày 27/1/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (thành thị là 2 triệu đồng/tháng trở xuống). Đặc biệt, lần đầu tiên chuẩn nghèo về thu nhập được tính dựa trên tiêu chí hỗ có mức sống trung bình (là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1,5 triệu đồng đến 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; khu vực thành thị là trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng).

Theo ông Tô Đức, Chánh Văn phòng quốc gia giảm nghèo, năm 2022 là năm đầu tiên Việt Nam áp dụng đầy đủ, toàn diện chuẩn nghèo đa chiều. Bên cạnh việc áp dụng đầy đủ toàn diện chuẩn nghèo đa chiều, lần đầu tiên Việt Nam xác định chuẩn thu nhập là mức sống tối thiểu của người dân tính bình quân cả nước.

“Không phải nhiều quốc gia trên thế giới có thể áp dụng theo chuẩn về thu nhập theo chuẩn mức sống tối thiểu. Đây là bước tiến mà Chính phủ Việt Nam đã hết sức nỗ lực trong xây dựng chính sách giảm nghèo”, ông Đức cho biết.

Các nghiên cứu từ thực tiễn chỉ ra, với việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều này, giai đoạn 2021 - 2025, những cơ chế chính sách về giảm nghèo sẽ có thay đổi rất lớn so với giai đoạn trước. Trong đó, các giải pháp giảm nghèo phải tập trung giảm nghèo đa chiều, tức là tập trung giải quyết các chiều thiếu hụt của người nghèo bao gồm thiếu hụt về thu nhập và 6 chiều dịch vụ (12 chỉ số) xã hội cơ bản. Đồng thời, giảm nghèo phải bền vững, tức là không để người nghèo thoát chuẩn nghèo hôm nay nhưng mà khi gặp dịch bệnh, thiên tai, những lý do bất khả kháng thì quay lại trở lại nghèo.

Với cách tiếp cận nghèo đa chiều sẽ góp phần quan trọng trong việc thiết kế và triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, sẽ có sự thay đổi cách tiếp cận: Hỗ trợ, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tư nhân; quan tâm đến các chính sách an sinh; mở rộng đối tượng, không chỉ hỗ trợ người nghèo, mà hỗ trợ những người biết làm ăn, mới thoát nghèo, kể cả những hộ giàu, sử dụng tư duy của người giàu để hỗ trợ cho người nghèo và cộng đồng đó.

Chuẩn nghèo đa chiều được ban hành tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP được kỳ vọng, sẽ góp phần quan trọng để triển khai hiệu quả 03 Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững sẽ tiếp cận theo đối tượng ở đâu có người nghèo thì cơ chế chính sách giảm nghèo đều tìm đến, dù người nghèo ở đâu ở thành phố, ở nông thôn hay ở vùng sâu vùng xa, người DTTS hay người Kinh. 

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cũng tiếp cận theo địa bàn nhưng theo hướng tập trung xây dựng các tiêu chí phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội…; Còn  Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ tiếp cận theo địa bàn, tức là những địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi...

Kết quả giảm nghèo đa chiều trong giai đoạn tới, là thước đo cho thành công của các chương trình, dự án thuộc 3 chương trình MTQG thực hiện ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tuấn Anh, Ngân Phương, Mỹ Hòa, Hồng Kiên

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.