Truyền thông chính sách đến với đồng bào DTTS trong bối cảnh chuyển đổi số

Báo chí và truyền thông đã dành thời lượng tương xứng để tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số.

Dưới tác động của chuyển đổi số, truyền thông chính sách ở khu vực miền Trung - Tây nguyên đã có những chuyển biến tích cực.

congdongbana.jpg
Ảnh minh hoạ: Lễ hội của đồng bào Bana

Nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong bối cảnh chuyển đổi số, TS. Trần Quang Diệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khuyến nghị, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Công tác truyền thông phải đi trước một bước, cần xây dựng chiến lược truyền thông dài hạn, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các thiết chế truyền thông, đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở… để tuyên truyền, giải thích và định hướng cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực này hiểu rõ, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch.

Các cơ quan truyền thông, báo chí trong khu vực cần quan tâm hơn nữa tới truyền thông chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp và phát huy thế mạnh của các cơ quan báo chí, truyền thông ở Trung ương có cơ quan đại diện trong khu vực và cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh, cùng đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở để đẩy mạnh truyền thông chính sách tới đồng bào dân tộc thiểu số.

Cơ quan truyền thông, báo chí ở khu vực cần nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về công tác dân tộc đối với các phóng viên, biên tập viên. Coi trọng việc tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông phù hợp với đặc thù từng đối tượng truyền thông, từng dân tộc trong khu vực.

Nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục, thông tin dành cho vùng dân tộc thiểu số trong khu vực theo hướng dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo, thiết thực với đồng bào. Tiếp tục mở rộng mạng lưới internet trong khu vực để đồng bào tiếp cận với các kênh truyền thông, như báo điện tử, cổng thông tin của chính quyền địa phương. Xây dựng các sản phẩm báo chí truyền thông đa nền tảng, báo chí liên kết, khai thác trên nền tảng các phương tiện truyền thông xã hội… để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, theo nguyên tắc “công chúng ở đâu, truyền thông ở đó”.

Các cơ quan báo chí, truyền thông trong khu vực cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ để chia sẻ thông tin, xây dựng các tuyến bài phù hợp với sự phát triển chung của các phương tiện truyền thông mới. Cần có cơ chế phối hợp tuyên truyền giữa các cơ quan báo chí các tỉnh, thành phố trong khu vực để có các tuyến bài phù hợp với đồng bào trong từng địa phương.

Xây dựng mạng lưới cộng tác viên báo chí, truyền thông ở các tỉnh, thành phố trong khu vực, ưu tiên cộng tác viên là đồng bào dân tộc thiểu số để tập huấn và hướng dẫn các kỹ năng tác nghiệp báo chí cơ bản. Xây dựng đội ngũ chuyên trách hướng dẫn các cộng tác viên là đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó thu thập các ý kiến góp ý, đánh giá để các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng được các tuyến bài phong phú, phù hợp và thu hút được công chúng là người dân tộc thiểu số trong khu vực tiêp cận nhiều hơn các kênh báo chí chính thống.

Sử dụng những người có kinh nghiệm như già làng, trưởng bản, đội ngũ tuyên truyền viên cấp cơ sở hiểu biết về văn hóa, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số để tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân để cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương, các cơ quan báo chí nhằm thay đổi nội dung, hình thức truyền thông chính sách phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương. Phát huy hiệu quả của các hình thức truyền thông trực tiếp, nhất là các nhà văn hóa trong khu vực để thiết chế văn hóa này thực sự trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, trao đổi thông tin, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của người dân địa phương…

Khuyến khích các cơ quan, tổ chức xã hội thực hiện công tác truyền thông chính sách tại khu vực, kể cả các doanh nghiệp hay các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, cần giám sát để bảo đảm những thông tin hướng tới đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực là thông tin chính thống, có giá trị nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong khu vực. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý các đối tượng lợi dụng việc “truyền thông chính sách” để tuyên truyền, kích động đồng bào chống phá Đảng và Nhà nước.

Các cơ quan báo chí, truyền thông trong khu vực cần sớm chuyển đổi mô hình tổ chức tòa soạn, chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với xu thế chuyển đổi số, tận dụng được thế mạnh của kỹ thuật, công nghệ để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác truyền thông chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Trung - Tây Nguyên.

Hồng Anh

Chàng trai người Mông mở HTX bao tiêu hàng nghìn tấn dứa cho người dân biên giới

Năm 2022, anh Thào A Giàng thành lập Hợp tác xã dứa Mường Nhà (Điện Biên), liên kết với gần 70 hộ dân bản giáp biên trồng hơn 60ha cây dứa mật, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra giúp bà con.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Nước sạch đến với học sinh vùng cao Nậm Pồ

Tính tới ngày 31/10, toàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 26 giếng khoan tại các trường học trên địa bàn.

Nhiều hộ dân ở Phong Thổ viết đơn xin thoát nghèo

Những lá đơn xin thoát nghèo đã thể hiện nguyện vọng, khẳng định ý chí tự lực vươn lên của một bộ phận đồng bào ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) trong hành trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Linh hoạt thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND, trong đó có 6 nhóm chính sách trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Tuần Giáo nỗ lực thực hiện 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế

Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số học sinh trên địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tham gia bảo hiểm y tế là 1.335 em, đạt 106.8% kế hoạch tỉnh giao.

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tuần Giáo nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy giảm nghèo

Những việc làm hỗ trợ thiết thực đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân của huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tây Ninh: Nhiều cơ chế giảm nghèo đa chiều hiệu quả

Tỉnh Tây Ninh ban hành và thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, mô hình giảm nghèo đa chiều hiệu quả cho vùng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

TP Bà Rịa khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân

Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp người dân Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá.