Huyện Sông Hinh (Phú Yên):

Tích cực triển khai Chương trình MTQG, chú trọng giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Huyện đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên hai lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 4%.

Sông Hinh là huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Yên. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021, huyện có 03 xã đặc biệt khó khăn gồm Ea Bá, Ea Lâm, Ea Trol và ba buôn đặc biệt khó khăn, gồm buôn Nhum (xã Bia), buôn Thô và buôn Hai Riêng (thị trấn Hai Riêng).

Do xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đời sống kinh tế của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo, hộ tái nghèo còn cao.

Theo kết quả điều tra, rà soát năm 2022, số hộ nghèo của huyện là 1.839 hộ, chiếm 13,3%; cận nghèo 2.515 hộ, chiếm 18,2%. Trong đó, hộ đồng bào DTTS 6.051 hộ với 24.870 người, chiếm 47,9% dân số; hộ nghèo DTTS chiếm 78,5% tổng số hộ nghèo của huyện.

Quan tâm sâu sát các chính sách dân tộc, miền núi

Các chính sách dân tộc, miền núi luôn được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời. Các chương trình mục tiêu quốc gia được lồng ghép có hiệu quả, góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa quan trọng, ngay sau khi có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, UBND huyện Sông Hinh đã thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, thành lập các tổ công tác, nhất là việc xây dựng, ban hành quy chế hoạt động.

Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo nêu rõ mục đích, ý nghĩa, giải pháp thực hiện các Chương trình tại địa bàn huyện, trong đó ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS&MN, khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của vùng, bảo vệ môi trường và không gian sinh sống của đồng bào DTTS;

Rút ngắn khoảng cách về mức độ thu nhập giữa vùng đồng bào DTTS&MN so với vùng phát triển, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Cải thiện rõ rệt đời sống và nâng cao sinh kế của nhân dân;

Chú trọng thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, kết nối với các vùng phát triển. Đẩy mạnh phát triển đồng bộ các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững;

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Huyện đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên hai lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 4%; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; trên 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp;

90% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 95% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 11%; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS;

Bảo tồn và phát triển các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 100% thôn, buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn, buôn có đội văn hóa, văn nghệ hoặc câu lạc bộ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng; Đào tạo, quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa phương.

Một lớp dạy nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò” cho người DTTS tại Sông Hinh

Tăng cường phối hợp, chủ động chú trọng tháo gỡ khó khăn 

Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 1 từ 2021 - 2025. Ở giai đoạn này, huyện Sông Hinh được Trung ương phân bổ 96 tỷ đồng.

Riêng năm 2022, Ban chỉ đạo huyện đã phân bổ 18,896 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 12,184 tỷ đồng vốn sự nghiệp về các cơ quan, đơn vị địa phương liên quan.

Việc phân bổ nguồn vốn trên được ưu tiên bố trí giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, ổn định dân cư vùng đồng bào DTTS&MN, ưu tiên cho địa bàn đặc biệt khó khăn. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng và quy hoạch bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư phù hợp với cảnh quan địa hình khu vực và đặc điểm kiến trúc của đồng bào DTTS;

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS, miền núi của huyện; Huy động trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường, củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch đi đôi với xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, ưu tiên hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững phát huy tiềm năng, thế mạnh của các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I theo chuỗi giá trị; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống;

Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện bình đẳng giới, tạo sinh kế bền vững. Phát triển kinh tế, xã hội cho nhóm DTTS còn gặp nhiều khó khăn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN.

Tuy nhiên, việc triển khai các nguồn vốn gặp nhiều khó khăn. Chương trình thực hiện trong 5 năm nhưng đến nay, đã mất gần 2 năm thực hiện các công tác xây dựng, hoàn thiện và ban hành cơ chế, chính sách bảo đảm cho việc vận hành chương trình.

Vì thế công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình còn lúng túng, chậm tiến độ, vốn đầu tư phát triển khó thực hiện trong năm nay theo kế hoạch đề ra.

Để đảm bảo hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia, thời gian tới, lãnh đạo UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tạo sự đồng thuận trong nhân dân; Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, không ngừng cải tiến lề lối làm việc, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công tác; triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng cộng đồng và cán bộ các cấp về Chương trình.

Đối với cấp xã không đủ năng lực làm chủ đầu tư thì cấp huyện khẩn trương giao nhiệm vụ cho phòng chuyên môn làm chủ đầu tư nhằm đảm bảo tiến độ các công trình, cơ sở hạ tầng; cấp xã cần phải chủ động hơn nữa, vận dụng triển khai thực hiện, phát huy vai trò của người uy tín, cốt cán để tuyên truyền, vận động thực hiện các dự án;

Thành lập Ban quản lý, Ban giám sát cộng đồng tại thôn, xóm để giám sát nguồn vốn nhà nước, đảm bảo được sử dụng hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí; cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng từ huyện đến cơ sở phải đảm bảo phân cấp triệt để, đảm bảo không chồng chéo;

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi lĩnh vực phân công phối hợp với các cơ quan của tỉnh có liên quan việc kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, dự án, chính sách, chính sách dân tộc trên địa bàn theo thẩm quyền nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện.

Đặc biệt, các ngành, địa phương tăng cường phối hợp, chủ động chú trọng tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn.

Lãnh đạo UBND huyện đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào DTTS phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, nêu cao ý thức tự lực, tự cường tinh thần tự lực vươn lên, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Cùng với đó, tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội trong xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách triển khai Chương trình và các chính sách dân tộc tại địa phương.

Quang Phong, Hoài Bắc, Thành Huế

Ba Bể đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo đa chiều

Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động, vươn lên của các hộ nghèo.

Góp công xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên và địa bàn Tây Bắc

Theo số liệu rà soát của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, tính đến ngày 31/3/2023, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 7.447 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa.

Hồng Ca - Điểm sáng về công tác giảm nghèo của Yên Bái

Không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đến nay xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong giảm nghèo.

Bảo hiểm y tế: Điểm tựa cho người nghèo ở Yên Bái

Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách nhằm vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Cao Bằng vượt khó, nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Bạch Thông phát triển hệ thống truyền thanh thúc đẩy giảm nghèo thông tin

Những năm qua, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã phát huy hiệu quả các kênh thông tin, tuyên truyền để giúp người nghèo thay đổi nhận thức, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đổi thay cuộc sống của người nghèo ở Điện Biên Đông

Nhờ thực hiện các chính sách giảm nghèo, đời sống của người dân tại huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã được cải thiện, thu nhập bình quân hộ nghèo đã tăng lên.

Điện Biên: Phát triển đột phá, bền vững, xoá đói giảm nghèo hiệu quả

Tỉnh Điện Biên hội tụ đủ các điều kiện riêng có để phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá, biên giới vững chắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng gia súc, phấn đấu giúp 15 hộ thoát nghèo

Hội Nông dân xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát động 15 hộ đăng ký thoát nghèo và tặng heo rừng lai, dê giống và thức ăn chăn nuôi cho các hộ nghèo.

Hà Giang: Những mục tiêu xuyên suốt hành trình giảm nghèo đa chiều

Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hướng đến cơ hội bình đẳng về thụ hưởng thành quả của sự phát triển… là những mục tiêu trọng tâm của Hà Giang trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025.