Tặng quà Tết cho người nghèo năm 2023: Thiết thực, tránh trùng lặp hoặc bỏ sót

Ban Thường vụ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch Phối hợp thăm và tặng quà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Thời gian thăm, tặng quà dự kiến từ ngày 27/12/2022 đến 13/01/2023 (tức âm lịch từ ngày 05 tháng Chạp đến ngày 22 tháng Chạp năm Nhâm Dần).

Theo đó, mục đích, yêu cầu của Kế hoạch là thông qua hoạt động thăm, tặng quà người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán sẽ góp phần khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội đối với đời sống của Nhân dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, những cá nhân, gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ.

Từ nội dung Kế hoạch, MTTQ các cấp sẽ phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng, các tổ chức thành viên vận động, tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ chăm lo cho người nghèo để mọi người, mọi nhà đều có Tết, đặc biệt quan tâm các hộ gia đình nghèo bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; các hộ nghèo là công nhân viên chức, người lao động làm việc ở những khu vực khó khăn.

Cùng với đó cần đảm bảo sự phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội và Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo đúng đối tượng, thiết thực, tránh trùng lặp hoặc bỏ sót; sử dụng nguồn vận động xã hội và Quỹ “Vì người nghèo” đảm bảo chặt chẽ, không để xảy ra sai sót.

Theo đó, quà tặng người nghèo, người cận nghèo sẽ do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam bố trí từ Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương; Quà tặng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người nhiễm chất độc Da cam, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2022 và những nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người neo đơn…) sẽ do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chuẩn bị; Quà tặng công nhân, người lao động có hoàn khó khăn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chuẩn bị.

Hoạt động thăm, tặng quà Tết góp phần khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam… Ảnh minh họa

Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương dự kiến chi hơn 18 tỷ đồng

Đối với mức quà và số lượng quà tặng, Kế hoạch cũng nêu rõ: Quà tặng cho người nghèo, người cận nghèo do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam chuẩn bị từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương.

Trong đó, phân bổ mỗi địa phương 200 suất quà, mức 1.200.000đ/suất gồm 1 triệu tiền mặt và túi quà trị giá 200.000đ để các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng là Bộ trưởng và tương đương, các đồng chí thành viên Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương thăm và tặng quà với tổng số tiền hơn 15,1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ hỗ trợ Hội đồng Dân tộc của Quốc hội để phối hợp với Đoàn đại biểu các tỉnh miền núi, biên giới thăm và tặng quà các gia đình khó khăn, gia đình nghèo là người dân tộc thiểu số là 2.000 suất, mức 600.000đ/suất với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng.

Các đồng chí trong Ban Thường trực Mặt trận Trung ương cũng sẽ thăm và tặng các trung tâm điều dưỡng chăm sóc trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa... tại các tỉnh với tổng kinh phí trên 1,8 tỷ đồng.

Như vậy, tổng nguồn kinh phí từ Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương dự kiến tặng 14.100 suất, mức 1.200.000đ/suất, số tiền 16,92 tỷ đồng; 2.000 suất, mức 600.000đ/suất, số tiền 1,2 tỷ đồng; Quà tặng 12 trung tâm, số tiền 132 triệu đồng. Tổng số tiền dự kiến 18,252 tỷ đồng.

Cùng với đó, quà tặng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người nhiễm chất độc Da cam, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2022, hộ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và những nhóm dễ bị tổn thương khác (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người neo đơn…) do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chuẩn bị với dự kiến bố trí tại 9 địa phương, mỗi địa phương 100 suất;

Quà tặng công nhân, người lao động có hoàn khó khăn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chuẩn bị tặng tại 63 tỉnh, thành phố với mức chi 1.300.000đ/ suất.

Tuyết Nhung, Hồng Nhì, Ngân Phương

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.