Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp đỡ nhau giảm nghèo, thi đua SXKD giỏi

Tại Quảng Trị, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” luôn được Hội Nông dân các cấp trong tỉnh quan tâm sát sao và chỉ đạo thực hiện.

Nhờ đó, số hộ nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi ngày càng tăng. Toàn tỉnh hiện có 25.500 hộ đạt SXKD giỏi các cấp; 100% hộ hội viên nông dân SXKD sản phẩm cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.

Với việc triển khai thực hiện sâu rộng Phong trào,  hội viên, nông dân có nhiều cơ hội, điều kiện tiếp cận với tiến bộ KHKT. Hội tổ chức các lớp tập huấn về giảm thiểu phân bón hóa học trong sản xuất lúa; phối hợp với các sở, ban, ngành mở 84 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 2.843 lượt hội viên, nông dân; hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng 24 mô hình điển hình về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng cấp huyện và trực tiếp xây dựng 05 nhãn hiệu sản phẩm…

Mô hình nuôi gà của một nông dân làm kinh tế giỏi tại Quảng Trị

Hình thành nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp 

Các hộ nông dân ngày càng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đưa các giống mới, đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Một số hộ còn mạnh dạn đưa vào sản xuất thử nghiệm các mô hình sản xuất mới, có giá trị, hiệu quả kinh tế cao.

Trong năm 2022, đã hình thành nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ có hiệu quả, như trang trại lợn giống, lợn thịt; mô hình cá lóc; mô hình trồng dưa lưới, mô hình trang trại gà,...

Đã thành lập mới 2 hợp tác xã và 18 tổ hợp tác; thành lập mới 2 chi hội nghề nghiệp và 11 tổ hội nghề nghiệp. Đến nay toàn tỉnh có 7 chi hội nghề nghiệp và 36 tổ hội nghề nghiệp, bước đầu hoạt động tốt.

Nhằm giúp hội viên có vốn đầu tư SXKD, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên nông dân vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Tính đến nay, Hội đã phối hợp với các ngân hàng triển khai có hiệu quả chương trình cho nông dân vay vốn là 2.189 tỷ đồng, cho 35.033 hộ vay; tăng trưởng quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong năm 1,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, phong trào còn góp phần khơi dậy mối đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong mỗi hội viên, nông dân. Trong năm, Hội đã vận động, quyên góp được 2.511 triệu đồng, 2.317 ngày công, hàng nghìn cây, con giống... bằng nhiều hình thức “Hũ gạo tình thương nông dân”, đỡ đầu địa chỉ nhân đạo, xây tặng mái ấm nông dân. Hội Nông dân nhận giúp đỡ thoát nghèo 208 hộ, góp phần giảm hộ nghèo trong tỉnh còn xuống 1,17%.

Những kết quả đạt được trong Phong trào đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Tuyết Nhung, Lê Thúy, Hoài Bắc

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.