Phú Thọ

Nhiều mô hình sinh kế hay, Thanh Sơn tập trung nguồn lực giảm nghèo đa chiều

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để làm giảm nghèo đa chiều theo hướng bền vững, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã hỗ trợ kế sinh nhai, khơi dậy tinh thần vươn lên để phát triển kinh tế.

Cách đây 5 năm, gia đình anh Đặng Tiến Thông (dân tộc Dao) là một trong những hộ cận nghèo của xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn. Sau khi được đi học tập kinh nghiệm ở Hòa Bình và hỗ trợ 50 triệu đồng vốn vay ưu đãi để cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế gia đình, anh Thông đã cải tạo gần một héc ta đất để trồng cây bưởi đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sinh thái. Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất hàng hóa nên sau 2 năm, vườn bưởi nhà anh Thông đã mang lại nguồn thu cả trăm triệu đồng.

Còn tại xã Đông Cửu, mô hình nuôi vịt suối của gia đình ông Hà Xuân Mai đang mang lại hiệu quả. Tận dụng dòng suối tự nhiên, ông Mai không tốn qua nhiều công chăm sóc, còn vịt xuất bán nhanh hơn, mỗi năm cho khoảng 3 lứa, mỗi lứa khoảng 200 con.

Trừ chi phí về giống, thức ăn, gia đình ông Mai kiếm được khoản tiền tương đương làm công nhân tại các khu công nghiệp, trong khi không phải lo đầu ra bởi hợp tác xã dịch vụ của xã đã nhận bao tiêu sản phẩm. Mô hình nuôi vịt suối đến nay thu hút hơn chục hộ dân tham gia theo hướng thương phẩm, qua đó giải quyết việc làm, tăng nhu nhập cho người dân trong xã, từng bước giúp bà con xóa đói, giảm nghèo...

Ỡ xã miền núi khó khăn Tất Thắng, thông qua vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội huyện với số tiền 50 triệu đồng, đã có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, điển hình như: Gia đình bà Phùng Thị Chung, Nguyễn Thị Bích Liên ở khu 2 và gia đình ông Lê Văn Tuân... Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 33,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm theo kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,79%, hộ cận nghèo là 5,88%. Có 9/14 khu dân cư trong xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Với trên 45.000 héc ta đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 73% diện tích tự nhiên, Thanh Sơn đang khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đồi rừng. Hàng trăm hộ đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế đồi rừng với quy mô lớn như gia trại, trang trại nông, lâm kết hợp, có những trang trại quy mô lớn cho thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng tại các xã: Lương Nha, Cự Thắng, Giáp Lai,  Địch Quả, Hương Cần, Sơn Hùng, Võ Miếu, Thục Luyện...

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Thanh Sơn đã tạo sinh kế cho người dân bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất, phù hợp với nhu cầu, trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương, phát triển mô hình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...

Theo rà soát, đến đầu năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều ở Thanh Sơn giảm còn 8,3%, hộ cận nghèo giảm còn 8,47%, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số còn 11,59%.

W-nong-thon-moi-nam-dinh-2-1.jpg
Nhiều địa phương tại Phú Thọ xuất hiện nhiều mô hình sinh kế, giúp giảm nghèo hiệu quả. 

Huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sinh kế, giúp giảm nghèo hiệu quả như: Triển khai mở rộng diện tích trồng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao mang lại giá trị kinh tế cao gấp 1,5 lần so với lúa thường; chuyển đổi đất vườn tạp, đồi núi thấp, kém hiệu quả sang trồng cây bưởi nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, góp phần tăng thu nhập cho người dân; liên kết thành lập HTX nông nghiệp để giải bài toán thị trường...

Tận dụng cơ hội vươn lên thoát nghèo

Với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Thanh Sơn huy động tối đa các nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế và tăng cường các nguồn vốn hợp pháp để lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Để công tác giảm nghèo đa chiều đạt hiệu quả, huyện Thanh Sơn còn đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các nội dung, tiến độ triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo để người dân hiểu rõ và đồng thuận trong việc triển khai thực hiện. Địa phương cũng triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo, chống tư tưởng ỷ lại; hướng cho người nghèo có nhận thức đúng, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, biết tận dụng cơ hội để vươn lên thoát nghèo.

Để giúp các hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững, huyện Thanh Sơn đã chú trọng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng, gắn với nhu cầu xã hội nhằm cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho người lao động.

Từ năm 2021 đến nay, huyện đã tổ chức được 14 lớp đào tạo nghề trong chương trình mục tiêu cho trên 500 lao động nông thôn, tạo việc làm tăng thêm cho gần 2.000 lao động, cấp vốn chính sách ưu đãi, nâng số người đi xuất khẩu lao động gần 300 người...

Minh An 

Văn Lợi và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.