Long An tập trung giảm nghèo đa chiều, giúp người dân chống tư tưởng ỷ lại

Nhờ sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, thời gian qua Long An đã thực hiện nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững, quyết tâm mục tiêu giảm hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn dưới 3%.

Huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, có diện tích tự nhiên (gần 300 km2, với quy mô dân số gần 36.000 người. Qua 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào có sức lan tỏa sâu rộng.

Huyện thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ giúp người nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Địa phương đã cấp hàng trăm thẻ bảo hiểm y tế cho người dân thuộc diện hộ nghèo và gần 1.300 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, hỗ trợ hộ dân vay vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.

Đồng thời, huyện tiếp tục triển khai các mô hình giảm nghèo hiệu quả như nuôi bò, nuôi heo, hỗ trợ máy phun hạt, máy xịt thuốc; tổ chức lớp dạy nghề cho lao động nông thôn... Đến cuối năm 2022, hộ nghèo của huyện chỉ còn 188 hộ, chiếm 2,55%; hộ cận nghèo còn 457 hộ, chiếm 6,19%. Hiện nay, huyện có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt 13 đến 14 tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 

W-dua-thach-thao-13-1.jpg
Chương trình giảm nghèo bền vững giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn sản xuất, ổn định đời sống. 

Tại huyện Đức Huệ, dù là địa bàn biên giới còn gặp nhiều khó khăn, song từ việc triển khai đồng bộ các chính sách, phân bổ nguồn vốn kịp thời từ chương trình đã giúp nhiều người dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Theo thống kê của UBND huyện, đến cuối năm 2022, huyện còn 488 hộ nghèo (chiếm 2,53%), dự kiến, đến cuối năm 2023, có thêm 60 hộ thoát nghèo.

Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An cho biết chương trình giảm nghèo bền vững đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn sản xuất, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Năm 2022, qua rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, hộ nghèo là 4.764 hộ, chiếm 0,99%; hộ cận nghèo là 11.049 hộ, chiếm 2,29%. Đến cuối tháng 6/2023, hộ nghèo giảm còn 0,97% và hộ cận nghèo giảm còn 2,24%.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Long An đặt ra mục tiêu hỗ trợ người nghèo, cận nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong đó, tỉnh tập trung thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; triển khai, thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình.

Bà Nguyễn Hồng Mai, Giám đốc Sở LĐTB-XH tỉnh Long An, cho biết, nhờ sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, thời gian qua Long An đã thực hiện nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững. Điểm nổi bật trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh là huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, từ đó xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo.

Chẳng hạn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có mô hình Tiết kiệm tín dụng, Góp vốn xoay vòng, Góp xi măng xây nhà, Đồng hành với phụ nữ yếu thế. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương có các mô hình xây dựng nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ bò sinh sản; hỗ trợ vốn sản xuất, giới thiệu việc làm; hỗ trợ tiền khám bệnh cho hộ nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội có các chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm. Hội cựu chiến binh các cấp của tỉnh năng động với phong trào Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi...

Giai đoạn 2021-2025, tổng vốn đầu tư phát triển bố trí cho chương trình dự kiến trên 27 tỉ đồng, gồm hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển 15 tỉ đồng và phát triển giáo dục nghề nghiệp việc làm bền vững trên 12 tỉ đồng; vốn sự nghiệp trên 82 tỉ đồng.

Quyết tâm giảm hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn dưới 3%

Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác.

Tại Việt Nam, chuẩn nghèo đa chiều bao gồm 2 tiêu chí là thu nhập và mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Hiện ở tỉnh Long An, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc nằm trong danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Thông tin từ UBND tỉnh, mặc dù còn một số khó khăn, nhưng với quyết tâm cao nhất, tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2025, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 0,65%, giảm hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn dưới 3%; xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Để đạt mục tiêu đó, lãnh đạo tỉnh Long An giao các sở, ban, ngành, đặc biệt là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo bền vững sâu, rộng trong hệ thống chính trị và nhân dân. Điều này giúp người dân quyết tâm vươn lên thoát nghèo, chống tư tưởng ỷ lại; đồng thời, phải hướng dẫn cho người nghèo có nhận thức đúng, biết tận dụng các cơ hội để giảm nghèo, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.

Minh An

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.