Lâm Đồng: Linh hoạt vận động hỗ trợ mua thẻ BHYT cho nhóm đối tượng khó khăn

Từ đầu năm đến nay, một số địa phương tại Lâm Đồng đã linh hoạt vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng còn khó khăn, tạo lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng xã hội...

Tỉnh Lâm Đồng có trên 1,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ trên 86% dân số.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 118.000 người tham gia BHXH, đạt trên 14% và trên 1,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ trên 86% dân số.

9 tháng đầu năm, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng đã cùng với sở, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố đã triển khai đồng bộ công tác phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền phát triển đối tượng tại các địa bàn khu dân cư, tại các hội nghị tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, qua đó phát triển thêm các đối tượng tham gia. 

Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã chủ động bám sát các văn bản chỉ đạo của tỉnh, thực hiện việc giao chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tập thể, cá nhân ngay từ đầu năm để làm cơ sở đánh giá, định hướng trong công tác chỉ đạo nhằm hoàn thành chỉ tiêu được giao. 

Từ đầu năm đến nay, một số địa phương đã linh hoạt vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng còn khó khăn, tạo lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng xã hội, giúp người dân tiếp cận với việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, làm tiền đề cho việc tự nguyện tham gia sau này. 

Thống kê đến nay, toàn tỉnh có trên 118.000 người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt trên 14% so với lực lượng lao động của tỉnh và trên 1,1 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ trên 86% dân số. Riêng 9 tháng năm 2022, tổng số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tự nguyện đạt trên 1.950 tỷ đồng, tổng số tiền chi trả đạt trên 2.100 tỷ đồng. 

Nhằm tiếp tục thực hiện hoàn thành chỉ tiêu phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong năm 2022, trong những tháng còn lại của năm 2022, ngành bảo hiểm xã hội tỉnh cùng với các ngành và các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách BHXH, BHYT; triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp cho từng nhóm đối tượng, từng vùng, địa bàn.

Trước đó, tỉnh Lâm Đồng đã ra quy định về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho 4 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách địa phương đảm bảo.

Theo đó, 4 nhóm đối tượng được ngân sách của tỉnh hỗ trợ thêm mức đóng BHYT ngoài mức hỗ trợ của ngân sách Trung ương gồm: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí của quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ mức đóng BHYT là 30%; người Kinh thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo tiêu chí của quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ mức đóng BHYT là 40%; người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo tiêu chí của quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ mức đóng BHYT là 50%; học sinh, sinh viên là người đồng bào dân tộc thiểu số không sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mức đóng BHYT là 70%.

Văn Điệp, Kim Chi, Thu Huyền

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.