An Giang:

Huyện Tri Tôn đánh thức tiềm năng kinh tế, khơi dậy ý chí giảm nghèo bền vững

Để đánh thức các tiềm năng kinh tế, giảm nghèo bền vững cho người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương ở huyện nghèo Tri Tôn xác định phải chuyển đổi mô hình sinh kế phù hợp với tình hình thực tế địa phương và từng hộ gia đình.

Là địa phương nằm trong danh sách 74 huyện nghèo của cả nước (giai đoạn 2021-2025), huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đang tập trung triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong quá trình triển khai, nhiều cách làm hay, nhiều tấm gương nỗ lực, trở thành nguồn truyền cảm hứng vươn lên thoát nghèo cho người dân.

W-nong-nghiep-lao-cai-thach-thao-4-1.jpg
Nhiều địa phương triển khai các mô hình sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân. 

Ở khóm An Bình, thị trấn Ba Chúc của huyện Tri Tôn, nhiều người trân quý tấm gương thoát nghèo của chị Mỹ Hạnh. Chị Hạnh mất chồng năm 2007, để lại hai con nhỏ. 4 năm điều trị bệnh nặng cho chồng, tài sản trong gia đình chị không còn gì, ruộng vườn không có, bản thân chị cũng mắc bệnh hiểm nghèo.

Gánh nặng đè gánh nặng, nhưng nhờ sự động viên của cha mẹ, bà con hàng xóm, chị nhanh chóng ổn định tinh thần, gửi nuôi đứa con nhỏ cho người chị ruột và đến liên hệ Ban nhân dân khóm An Bình nhờ sự giúp đỡ. 

Năm 2008, gia đình chị thuộc hộ cận nghèo. Dù nỗ lực lao động, chị làm thuê làm cỏ mướn, gặt hái nông sản, quét dọn nhà thuê… để mong nuôi bản thân và 2 con tuổi phụ thuộc nhưng các bé ngày càng lớn, chi phí sinh hoạt ngày một tăng cao, cuộc sống gia đình chị ngày càng khó khăn hơn.

Năm 2017, chính quyền địa phương xét gia đình chị vào hộ nghèo. Con chị được miễn học phí. Nhờ được vay vốn ngân hàng chính sách, chị có thêm động lực, niềm tin để cố gắng cho con có điều kiện để tiếp tục đi học.

Song song với việc được hỗ trợ, chị Hạnh đăng ký học may gia công tại nhà nhằm phục vụ gia đình, kiếm thêm thu nhập, thay đổi cuộc sống. Chị tham gia vào tổ may ở địa phương, nhận may đồ cho bà con hàng xóm. Khi không có hàng để may, chị tiếp tục làm thuê làm mướn, thức khuya, dậy sớm, làm việc không ngừng nghỉ.

Càng vất vả, chị Hạnh càng quyết tâm lo cho con ăn học, bởi theo chị con đường học tập chính là con đường ngắn nhất để thoát nghèo. Nhờ vào việc sử dụng vốn vay hiệu quả, chị đã chăm lo chi phí sinh hoạt, chi phí học tập cho con chị. Đền đáp công ơn của mẹ, con trai chị chăm chỉ học hành, đạt nhiều thành tích cao, hiện có việc làm ổn định.

Quyết tâm vươn lên thoát nghèo của chị Hạnh không chỉ vì lo cho gia đình, con cái có cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn là vì không muốn bản thân gia đình mình là gánh nặng của xã hội. Con trai chị có việc làm ổn định, giúp đỡ chị cất lại căn nhà khang trang. Giờ đây, chị còn phải chăm lo cho con gái nhỏ tiếp tục học đại học. Tuy nhiên, chị cảm thấy mình đã đủ điều kiện để lo cho con, chị làm đơn xin thoát nghèo.

Ý chí vươn lên của gia đình nghèo khó, quyết tâm không để con nghỉ học giữa chừng này đã truyền cảm hứng, khơi dậy ý chí thoát nghèo của nhiều gia đình tại thị trấn Ba Chúc, góp sức trong công tác giảm nghèo bền vững. 

Cũng ở huyện Tri Tôn, chính quyền xã An Hòa đã quan tâm, triển khai các mô hình sinh kế, giảm nghèo nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.

Để đánh thức các tiềm năng kinh tế, giảm nghèo bền vững cho người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương xác định phải chuyển đổi mô hình sinh kế phù hợp với tình hình thực tế địa phương và từng hộ gia đình, phá thế độc canh, tạo động lực bứt phá đi lên, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và nổ lực làm “thay da, đổi thịt” từng ngày của vùng nông thôn.

Năm 2023 UBND xã An Hòa triển khai thực hiện 2 mô hình sinh kế giảm nghèo gồm: Chăn nuôi bò vỗ béo và may công nghiệp. Thông qua mô hình nhằm khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để giúp đỡ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo.

Riêng với dự án may công nghiệp, có sự tham gia của 10 hộ nghèo, 16 hộ cận nghèo và 4 hộ mới thoát nghèo, mỗi hộ được nhận 1 máy may công nghiệp và 1 máy vắt sổ, trị giá 12 triệu đồng, do ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Trách nhiệm của các hộ tham gia dự án là tiếp nhận máy may, sử dụng theo đúng mục đích, hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Hiệu quả từ việc hỗ trợ sinh kế đã góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững ở địa phương, từ đó tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm đáng kể. Theo thống kê đầu năm 2023, xã có 123 hộ nghèo và 120 hộ cận nghèo. Đến cuối năm 2023, đã có 28 hộ thoát nghèo, 33 hộ thoát cận nghèo.

Minh An

Ngô Huyền và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.