Bắc Ninh:

Huyện Thuận Thành chú trọng công tác giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, công tác giảm nghèo gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” luôn được Mặt trận Tổ quốc từ huyện đến cơ sở chú trọng.

MTTQ huyện Thuận Thành đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế, chủ động phối hợp triển khai, lồng ghép các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với chương trình giảm nghèo của huyện.

MTTQ các cấp trong huyện đã tích cực phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tích tụ ruộng đất nông nghiệp, áp dụng khoa học, công nghệ phát triển sản xuất.

Trong năm 2022 đã tích tụ được 80,8 ha với quy mô từ 01 ha trở lên, lũy kế thực hiện tích tụ được 490,6 ha. Về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năm 2022 đã chuyển đổi được 38 ha cây trồng hàng năm sang trồng cây lâu năm và 44,7 ha từ đất trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thuỷ sản; lũy kế chuyển đổi được 489,8 ha đất trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm và 178,5 ha diện tích nuôi trồng thủy sản trên đất lúa.

Việc tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Một góc nông thôn mới tại huyện Thuận Thành

Bên cạnh đó, MTTQ các cấp cũng vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại trên địa bàn, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, ổn định;

Vận động nhân dân đoàn kết giúp nhau giống, vốn, ngày công lao động, tiếp cận các nguồn vốn cho vay ưu đãi để phát triển các mô hình sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Có thể kể đến như: Mô hình trồng cây ăn quả ở Hoài Thượng, Đình Tổ, mô hình trang trại tổng hợp ở xã Đại Đồng Thành, mô hình nuôi cá lồng bè trên sông ở xã Đình Tổ, Mão Điền, mô hình nuôi ếch công nghệ cao, mô hình xưởng sản xuất may mặc ở xã An Bình...

Cùng với vận động nhân dân phát triển kinh tế, công tác phối hợp thực hiện các chính sách chăm lo cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, đảm bảo công tác an sinh xã hội cũng được thực hiện có hiệu quả.

Theo đó, 100% các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách được nhận hỗ trợ, các phần quà của các cấp, các ngành đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng.

Trong năm 2022, UB MTTQ huyện đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh và một doanh nghiệp thăm tặng quà cho 69 hộ nghèo trên địa bàn xã Đình Tổ, Đại Đồng Thành; Triển khai tặng 45 suất quà của Trung ương MTTQ Việt Nam phân bổ cho các đối tượng chính sách, gia đình hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn; Hỗ trợ 60 xe lăn cho các đối tượng tàn tật trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, UB MTTQ huyện đã cùng với Liên đoàn Lao động trao các phần quà cho đối tượng là công nhân ở xa không về quê ăn Tết với số tiền 104 triệu đồng; Phối hợp với Hội chữ thập đỏ và Ủy ban MTTQ các xã, thị trấn hỗ trợ đột xuất cho các đối tượng gặp khó khăn, tai nạn đột xuất…

Hồng Nhì, Thanh Bình, Mỹ Hòa

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.