ĐBSCL: "Lộ thông, tài thông"

Từ thực tế dễ thấy nhất tại các vùng nghèo nàn, lạc hậu- nơi mà hạ tầng cơ sở vật chất phát triển chậm và không đồng bộ theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, điều đó ảnh hưởng tới giao lưu, tới thông thương.

“Lộ thông, tài thông” là câu nói quen thuộc của thời mở cửa: có đường lộ, con người đi lại thuận lợi, hàng hóa vận chuyển dễ dàng, công việc làm ăn của người dân mới có thể phát triển, của cải vật chất cũng như đời sống người dân mới dồi dào lên. Như vậy muốn phát triển một vùng đất nào đó, việc đầu tiên phải làm là “Lộ” phải thông.

Lộ trong một con người là hướng tư duy, là chọn cách sống, là nghề nghiệp mưu sinh… Lộ của một xã hội, quốc gia là văn hóa của xã hội đó, là đường lối chủ trương chính sách của quốc gia đó… Lộ của đời sống kinh tế là hệ thống giao thông (đường bộ, đường thủy, đường hàng không…), hệ thống thông tin, hệ thống mạng lưới dịch vụ thương mại, hệ thống tài chính tín dụng… Đó là những hệ thống phục vụ cho việc vận hành nền kinh tế xã hội đó.

Đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, một vùng, một địa phương, một huyện, một xóm, thôn, buôn, làng... hệ thống giao thông đường bộ luôn luôn giữ vai trò quyết định, vì sẽ quyết định những yếu tố quan trọng khác như: (1) Sự phân bổ dân cư, mạng lưới an sinh xã hội, y tế giáo dục, v.v…; (2) quyết định cơ cấu và phân vùng kinh tế, đồng thời cũng chỉ ra vùng nào ưu tiên phát triển, là bộ xương của nội dung quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và (3) là cơ sở của các hệ thống khác như hệ thống đường sắt, đường thủy, đường hàng không, bến cảng, cửa khẩu, sân bay, hệ thống cấp năng lượng, thông tin, cấp nước, thoát nước…

Hệ thống giao thông đường bộ như móng nhà, sự phát triển kinh tế xã hội phải dựa vào nền móng này xây lên. Nếu không sẽ bị đổ vỡ.

Từ thực tế dễ thấy nhất tại các vùng nghèo nàn, lạc hậu - nơi mà hạ tầng cơ sở vật chất phát triển chậm và không đồng bộ theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, điều đó ảnh hưởng tới giao lưu, tới thông thương. 

Câu chuyện ở ĐBSCL là một minh chứng cho thấy, nắm giữ cánh đồng vàng mà mãi vẫn chưa giàu.

Là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới, là vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước; đóng góp 31,37% GDP toàn ngành nông nghiệp và hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu; đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Đồng thời, trong vùng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều,... và là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; nhiều vườn cây, rừng cây rộng lớn.

Thế nhưng, theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 5,8%. ĐBSCL là khu vực còn nhiều thách thức trong triển khai mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tốc độ giảm nghèo trong giai đoạn 2016 đến nay chậm lại đáng kể so với trước. Mặc dù vùng có tỷ lệ nghèo thấp thứ 3 so với các vùng kinh tế trong cả nước song qui mô hộ nghèo của vùng còn lớn, cao hơn cả khu vực Tây Nguyên.

Trong muôn vàn lý do được chỉ ra, các chuyên gia nhấn mạnh nhiều tới hạ tầng giao thông nói chung và cao tốc nói riêng của khu vực này còn hết sức khiêm tốn. Điều này góp phần làm mất đi nhiều cơ hội làm giàu.

Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có tổng chiều dài gần 23km, đi qua hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. 

Tuyến cao tốc TPHCM-Trung Lương đưa vào hoạt động từ năm 2010 đến hết năm 2021 vẫn là tuyến cao tốc đầu tiên và duy nhất của khu vực ĐBSCL. Mặc dù tuyến cao tốc này đã giải phóng con đường độc đạo QL1 từ TPHCM đi miền Tây nhưng đến nay đã xuống cấp, quá tải và thường xuyên bị ùn tắc. Và đến ngày 30/4/2022 vừa qua, cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận dài hơn 50 km mới hoàn thành đưa vào sử dụng trong niềm hân hoan của nhân dân miền Tây.

Tại Hội thảo “Xóa trắng cao tốc - phát huy lợi thế ĐBSCL”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi cho rằng hiện nay Cà Mau là địa phương có hệ thống hạ tầng giao thông yếu nhất vùng.

“Nếu như ĐBSCL là “vùng trũng” về kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ của cả nước thì Cà Mau với xuất phát điểm thấp, cùng với đặc thù hệ thống sông rạch chằng chịt, điều kiện địa chất yếu nên hiện nay là một trong những địa phương còn yếu về kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ so với các tỉnh trong vùng”, ông Lâm Văn Bi chia sẻ.

Các dự án hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của địa phương, nhất là chưa có giao thông đường bộ tốc độ cao. Bởi vậy, Cà Mau đang tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết 18 của Chính phủ và xem đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu để quyết tâm cùng với các bộ, ngành thực hiện hoàn thành dự án đúng theo kế hoạch.

Tại hội thảo, đại diện Bộ GTVT nhìn nhận, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL hiện nay còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải với khối lượng lớn, tốc độ nhanh, an toàn.

Đến nay, trong toàn vùng mới hoàn thành khoảng 91km đường bộ cao tốc (đoạn TPHCM-Trung Lương-Mỹ Thuận) trên tổng số 1.239 km của cả nước, chiếm 7%.

Bởi vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách có tính đột phá, tập trung ưu tiên bố trí mọi nguồn lực nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của khu vực ĐBSCL.

Trong đó, về quy hoạch đường bộ cao tốc, Bộ GTVT đã hoạch định đến năm 2050 toàn vùng ĐBSCL có khoảng 1.180 km/9.014 km cao tốc của cả nước, trong đó đến năm 2030 có khoảng 760 km và sau năm 2030 tiếp tục đầu tư thêm khoảng 420 km.

Riêng đối với hệ thống đường bộ cao tốc, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị cũng xác định đến năm 2030, hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng với vùng Đông Nam Bộ, hệ thống cảng biển và các cửa khẩu quốc tế gồm các tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông, Bắc-Nam phía tây, TPHCM-Sóc Trăng, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Hà Tiên-Rạch Giá-Bạc Liêu, Hồng Ngự-Trà Vinh.

Dự kiến, đến năm 2030, vùng ĐBSCL sẽ hoàn thành khoảng 1.180 km đường bộ cao tốc. 

Đây là nỗi mong chờ của bà con trong vùng. Có cao tốc, là ĐBSCL có cơ hội phát huy các lợi thế. Ông cha đã đúc kết "Lộ thông, tài thông". 

Thanh Hùng, Hồng Kiên, Vân Anh

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.