Quảng Ninh:

Huyện Hải Hà nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Huyện Hải Hà triển khai thực hiện nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững như, cho vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất; hỗ trợ tiền điện hộ nghèo... Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, huyện có 139 hộ thoát nghèo, vượt 113,8% kế hoạch năm.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, năm 2022 huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã vượt khó hoàn thành nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, an sinh xã hội (ASXH) được đảm bảo, đời sống người dân tiếp tục được nâng lên.

Nhờ triển khai các giải pháp đồng bộ, kinh tế - xã hội của huyện đã đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, phát triển ổn định, ước năm 2022 tổng giá trị sản xuất đạt 105,7% kế hoạch năm, tăng 19% so với năm trước.

Tập trung làm rõ nguyên nhân dẫn đến nghèo 

Xét riêng về công tác đảm bảo ASXH, năm 2022, tổng kinh phí thực hiện trên địa bàn huyện đạt 45 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2021. Huyện thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ cho đối tượng chính sách: Chi trả trợ cấp hàng tháng; thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ, hộ nghèo, hộ cận nghèo nhân dịp lễ, tết; giải quyết chế độ, chính sách theo quy định;...

Để thực hiện tốt công tác ASXH, huyện tập trung làm rõ nguyên nhân dẫn đến nghèo của các nhóm đối tượng, từ đó đưa ra những chính sách, giải pháp giảm nghèo phù hợp.

Đồng thời, huyện thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư về nhà ở, nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh… cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo của địa phương.

Một góc huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

Từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức 4 lớp dạy nghề sơ cấp cho 112 lao động, đạt 106,66% kế hoạch, bằng 109,8% so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 48,32%, đạt 100,67% kế hoạch, bằng 105,04% so với cùng kỳ; tạo việc làm tăng thêm cho 601 lao động, đạt 100,17% kế hoạch, bằng 100,17% so với cùng kỳ năm 2021.

Huyện đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp giảm nghèo như, cho vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất; hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ cận nghèo... Trong đó tạo điều kiện cho 12 hộ nghèo vay 8 tỷ đồng; 40 hộ cận nghèo vay 2,2 tỷ đồng; 41 hộ mới thoát nghèo vay 2,3 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

Trong công tác truyền thông, huyện tổ chức cấp phát tờ rơi tuyên truyền chương trình giảm nghèo năm 2022 cho 11 xã, thị trấn. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây mới 19 nhà, sửa 2 nhà ở cho hộ nghèo, kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng.  

Huyện chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách trợ giúp người nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt. Đến nay tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện đạt 96,1%, tăng 0,3% so với năm 2021.

Nhờ triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững, từ đầu năm đến nay, huyện có 139 hộ thoát nghèo, vượt 113,8% kế hoạch năm, hiện còn 102 hộ nghèo, chiếm 0,65%; giảm 299 hộ cận nghèo, vượt 199% kế hoạch năm, hiện còn 347 hộ, chiếm 1,91%.

Phát huy vai trò “đòn bẩy” vốn tín dụng chính sách

Một trong những “đòn bẩy” giúp người dân thoát nghèo bền vững ở Hải Hà là nguồn vốn tín dụng chính sách. Xác định tầm quan trọng của “đòn bẩy” này, huyện huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.

UBND huyện đã chỉ đạo thành lập 11 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tại 11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các điểm giao dịch đều được bố trí trong khuôn viên UBND xã, thị trấn, thực hiện giao dịch vào ngày, giờ cố định hàng tháng (kể cả Thứ bảy, Chủ nhật).

Hiện toàn địa bàn huyện có 209 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động hiệu quả tại 112 thôn, khu dân cư, trực thuộc quản lý của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, với tổng số 6.377 thành viên. Doanh số cho vay đến hết tháng 10/2022 là trên 103.289 triệu đồng, với 1.921 lượt khách hàng vay vốn.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hải Hà, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời.

Trong 20 năm qua, đã có hơn 24 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn, thu hút tạo việc làm cho hơn 4 nghìn lao động; gần 2.400 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không có học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ xây mới và cải tạo gần 29 nghìn công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 775 ngôi nhà cho hộ nghèo...

Quang Phong, Hoài Bắc, Thành Huế

Sơn La: Đưa bảo hiểm y tế đến người dân vùng khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nỗ lực hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

Đào tạo nghề giúp phụ nữ Yên Bái vươn lên thoát nghèo bền vững

Hàng năm, tăng tỷ lệ lao động nữ của tỉnh Yên Bái được đào tạo nghề và có việc làm với thu nhập ổn định, giúp xoá đói, giảm nghèo hiệu quả.

Phong Thổ: Nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh

Thời gian qua, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, giúp người dân nơi đây được sử dụng nước sạch hiệu quả.

Thanh Hoá hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Giúp người nghèo tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu hướng đến của tỉnh Thanh Hoá.

Hội viên nông dân Văn Yên thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Gần 5.000 hội viên nông dân được vay vốn trên 351 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Yên (Yên Bái).

Trạm Tấu tăng cường truyền thông về giảm nghèo bền vững

Với các nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, thiết thực, công tác giảm nghèo ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái thời gian qua đã đạt nhiều thành quả.

Yên Bái: Đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo

Liên kết với các doanh nghiệp để tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động, người nghèo ở nông thôn là giải pháp được tỉnh Yên Bái đẩy mạnh.

Huyện Sông Mã giúp hộ nghèo có nhà, vươn lên phát triển kinh tế

Là huyện biên giới của tỉnh Sơn La, huyện Sông Mã đang nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế.

Lai Châu chú trọng dạy nghề, tạo sinh kế cho lao động nông thôn

Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nông thôn luôn được thành phố Lai Châu chú trọng.

Đến 2025, 98% dân số nông thôn Yên Bái sử dụng nước hợp vệ sinh

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo sinh sống.